Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

Cà Phê Panama – Đỉnh Cao Của Ngành Specialty Coffee

– FIND THE ORIGIN –

Mặc dù cà phê đã được trồng ở Panama từ đầu thế kỷ 20, nhưng quốc gia này mới chỉ nổi tiếng với nguồn cà phê chất lượng cao trong vòng 20 năm gần đây.

Ngày nay, nhờ sự thành công vang dội của giống cà phê Geisha, Panama được công nhận là nơi sản xuất cà phê chất lượng cao và nhận được sự mến mộ cũng như săn lùng nguồn nguyên liệu từ nhiều nhà rang xay, barista và người mua tiêu dùng. 

Cùng tìm hiểu thêm về cà phê Panama và cách mà quốc gia thú vị này trở thành nguồn cà phê Specialty đáng mơ ước đối với mọi người.

Specialty Coffee in Vietnam

 

Các khu vực sản xuất ở Panama

 

Là một quốc gia xích đạo nằm dọc theo Vành đai Cà phê, Panama có khí hậu vô cùng lý tưởng để canh tác giống cây trồng này. Theo số liệu của USDA, hơn 80% cà phê được trồng ở Panama là arabica, trong khi 20% còn lại là robusta.

Robusta chủ yếu được trồng ở các vùng có độ cao thấp, bao gồm Cocle, Panama Oeste, Colón, Veraguas, Herrera, Los Santos, Bocas del Toro, Panama Este và Darien. Ở vùng cao nguyên miền núi của tỉnh Chiriquí cung cấp những điều kiện hoàn hảo cho cây arabica sinh trưởng. Có lẽ nổi tiếng nhất là thị trấn miền núi Boquete với chất lượng arabica vượt trội, một phần nhờ vào độ cao từ 1.000 đến 2.800 mét so với mực nước biển.

Cà phê trồng ở Chiriquí chủ yếu được xuất khẩu, trong khi cà phê robusta trồng ở các khu vực thấp hơn của Panama chủ yếu được trồng để tiêu thụ nội địa.

Specialty Coffee in Vietnam

Quốc gia này tiêu thụ khoảng 20 triệu kg cà phê mỗi năm, trung bình mỗi người dân nơi đây sử dụng 5kg/người. Đây là mức tương đối cao ở hầu hết các nước sản xuất, trong khi hầu hết nơi mức tiêu thụ thường từ một đến ba kg trên đầu người.

 

Tỉnh Chiriquí

 

Các cao nguyên miền núi của tỉnh Chiriquí có độ cao lý tưởng để trồng giống arabica. Ba khu vực trồng cà phê chính ở Chiriquí là Boquete, Tierras AltasRenacimiento. 

Tỉnh này cũng nằm dọc theo Vòng cung Núi lửa Trung Mỹ (CAVA) bao gồm Volcán Barú, tự hào có điểm cực cao nhất trong cả nước ở mức 3.474 mét so với mực nước biển.

Volcán Barú là một ngọn núi lửa đang hoạt động phun trào lần cuối vào thế kỷ 16. Đợt phun trào này được cho là xảy ra cách đây khoảng 450 năm, đã cung cấp lượng tro núi lửa dồi dào khoáng chất cho đất khu vực xung quanh, rất lý tưởng cho việc canh tác cây cà phê.

Khu vực Chiriquí cũng được hưởng lợi từ điều kiện thời tiết độc đáo của đất nước. Panama là nơi cư trú của hơn 100 “vi khí hậu”, đồng nghĩa với việc thời tiết thường rất khác nhau giữa các vùng.

 

Những giống cà phê chủ yếu ở Panama?

 

Các điều kiện độc đáo của Panama cho phép các nhà sản xuất trồng một số giống chất lượng cao, bao gồm Catuai, Caturra, Maragogype, Pacamara và Mundo Novo, cùng nhiều loại khác. Tuy nhiên, ngày nay, Panama được biết đến chủ yếu với nguồn cà phê Gesha chất lượng bậc nhất thế giới.

Specialty Coffee in Vietnam

Mặc dù trên thực tế, Gesha có nguồn gốc từ Ethiopia nhưng Panama mới là đất được mà giống cà phê này được biết đến rộng rãi nhất. Được canh tác tại Panama từ những năm 1960, cà phê Gesha gây ấn tượng với hương vị độc đáo và cấu trúc hạt khác biệt. Geisha vị ngọt tốt và độ chua sáng, đa sắc hương trái cây và hương hoa tinh tế.

 

Hiệp hội cà phê đặc sản Panama

 

Mặc dù giống Geisha đã đến Panama vào những năm 1960, nhưng phải đến năm 1997, Hiệp hội Cà phê Đặc sản Panama (SCAP) mới được thành lập.

Các thành viên sáng lập của SCAP đặt ra mục tiêu tái canh cà phê trong hệ thống trang trại của họ với trọng tâm đổi mới là chất lượng thay vì năng suất cao. Họ xem xét đánh giá và lựa chọn kỹ càng các giống cà phê chủ đạo sẽ được canh tác và phát triển.

Năm 1998, một năm sau khi SCAP được thành lập, cuộc thi Best of Panama (BOP) ra đời. Năm 2001, BOP đã tổ chức cuộc đấu giá trực tuyến quốc tế đầu tiên, chứng kiến ​​người mua từ khắp nơi trên thế giới đưa ra nhiều mức đấu giá đáng kinh ngạc cho các loại cà phê Panama.

Những cuộc đấu giá này đã mang lại cho cà phê Panama, đặc biệt cà phê có xuất xứ từ Panama, sự biết đến rộng rãi. Vào thời điểm đó, việc các nhà sản xuất đạt được mức giá 2 USD/pound được coi là thành công lớn.

 

Văn hóa tiêu dùng cà phê đặc sản Panama

 

Tại Panama, trước năm 2000, nhu cầu tiêu thụ cà phê đặc sản ở Panama rất ít. Tuy nhiên, trên đà thay đổi về mặt cấu trúc sản xuất, nhiều cửa hàng cà phê đặc sản dần xuất hiện nhiều hơn ở khắp đất nước, phản ảnh rõ rệt tình hình cung cầu tại quốc gia này. Bên cạnh đó, có ngày càng nhiều cơ hội tiếp cận, chia sẻ và học hỏi ở Panama, cho phép người tiêu dùng nâng cao kiến thức và thị hiếu của họ. 

Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng, nhu cầu sử dụng cà phê Panama ở quy mô thế giới cũng được nâng cao đáng kể. Các nhà rang xay, các đơn vị mua bán và cung ứng cà phê Đặc sản trên thế giới luôn ở tình trạng khan hiếm và tìm kiếm nguồn hàng chất lượng khắp nơi. Đặc biệt, giống cà phê Gesha Panama cũng được xem là ‘hành trang may mắn’ đối với các tuyển thủ trên các đấu trường cà phê quốc tế. 

Specialty Coffee in Vietnam

Trong tương lai, thách thức lớn nhất đối với ngành cà phê Panama là tiếp tục đổi mới. Tuy nhiên, đồng thời cũng cần phải tiếp tục tăng tiêu thụ nội bộ và thúc đẩy người tiêu dùng cà phê Panama trở thành “đại sứ” cho chất lượng cà phê được trồng tại đất nước của họ.

5/5 - (2 bình chọn)