Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

Dùng đường ăn kiêng pha cà phê vẫn dễ bị tiểu đường

– TASTE THE ORIGIN –

Nhiều người hoàn toàn tin tưởng vào khả năng “kiêng cữ” an toàn của những loại đường ăn kiêng tuy nhiên nghiên cứu mới đây đến từ các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Cheng Kung, Bệnh viện Chia-Yi Christian và các trường đại học y khoa ở Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam (Đài Loan – Trung Quốc) lại chỉ ra một sự thật khác. Dù dùng đường ăn kiêng pha cà phê, các bạn vẫn dễ có nguy cơ mắc tiểu đường. Cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

 

Đường ăn kiêng là gì?

 

Đường ăn kiêng là chất được thêm vào thức ăn, đồ uống, có tác dụng tạo vị ngọt và thay thế cho đường ăn thông thường (sucrose).

Đường ăn kiêng hầu như không chứa calo giúp giảm cân hiệu quả và là lựa chọn tốt cho người ăn kiêng. Tuy nhiên, chúng có vị ngọt hơn đường ăn có thể đến vài nghìn lần.

Dùng đường ăn kiêng pha cà phê vẫn dễ bị tiểu đường

Hai loại đường ăn kiêng phổ biến hiện nay là: Chất tạo ngọt tự nhiên (từ trái cây, mật ong,…) và chất tạo ngọt nhân tạo.

 

Dùng đường ăn kiêng pha cà phê vẫn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

 

Đường ăn kiêng hạn chế calo giúp giảm cân nhưng không hoàn toàn vô hại với cơ thể. Sucralose – NSS, một chất tạo ngọt thay thế đường, một loại đường ăn kiêng phổ biến chính là nguyên nhân. 

NSS như sucralose từng được khuyến nghị để kiểm soát cân nặng và đường huyết. Trên thị trường, NSS thường được bán như một dạng thực phẩm hỗ trợ các chế độ ăn kiêng, dùng thay thế đường thật khi pha cà phê, nước trái cây.

Tuy nhiên các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Cheng Kung, Bệnh viện Chia-Yi Christian và các trường đại học y khoa ở Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam (Đài Loan – Trung Quốc) lại cho ra nghiên cứu với kết quả trái ngược. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột. Theo đó, khi đi vào cơ thể, loại “đường ăn kiêng” này tuy không làm tăng đường huyết hay bổ sung thêm calo như cách của đường thật nhưng lại kết hợp với nhiều yếu tố sẵn có gây tăng tình trạng đề kháng insulin khi sử dụng lâu dài. Các thay đổi xảy ra ở cấp độ tế bào, một kiểu phá hoại âm thầm nhưng tác động “từ gốc”, rất đáng ngại.

Dù chưa đến mức gây bệnh thì đề kháng insulin nhẹ vẫn ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hóa, khiến khả năng tự điều hòa đường huyết trong máu giảm sút.

 

Các tác hại khác khi lạm dụng đường ăn kiêng

 

Nhóm nghiên cứu này còn cho biết thêm ngoài liên quan đến insulin, việc sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo thường có liên quan đến các rối loạn tim mạch và bệnh mạch máu não cao hơn. Tiêu thụ sucralose ở chuột mang thai có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và nhau thai.

Dùng đường ăn kiêng pha cà phê vẫn dễ bị tiểu đường

Chất này còn thúc đẩy gan nhiễm mỡ, thông qua việc thay đổi quá trình sinh tổng hợp và chuyển hóa axit béo dẫn đến rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột cũng như thay đổi một số thụ thể vị giác và tăng stress ôxy xóa.

Thông qua nghiên cứu kể trên, chúng ta có thể thấy “đường ăn kiêng” dùng lâu dài không những không giúp giảm cân, giảm đường huyết, mà còn gây tác dụng ngược.

Các dữ liệu ngày một nhiều cũng khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành khuyến nghị mới hồi giữa tháng 5-2023 về NSS, khuyên không dùng các chất tạo ngọt này như một biện pháp để kiểm soát cân nặng hay giảm mỡ, nếu bạn không phải người mắc bệnh tiểu đường từ trước.

Theo WHO, việc lạm dụng các NSS không giúp bạn đạt được hiệu quả “ăn kiêng”, thậm chí còn làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường type 2… Sucralose cũng nằm trong danh sánh NSS bị WHO “điểm mặt”.

Trên đây, 43 Factory Coffee Roaster vừa gửi đến bạn đọc một số tác hại khi sử dụng đường ăn kiêng pha cà phê. Theo đó, với những người có bệnh lý, không thể dùng đường tự nhiên và buộc phải sử dụng NSS khi cần thiết, lời khuyên chung của các cơ quan y tế là chỉ nên dùng thật hạn chế.

Quán cà phê 43 Factory Coffee Roaster nay đã đổi tên thành XLIII Coffee, các bạn hãy ghé quán để thưởng thức những ly cà phê vì sức khỏe!

Bài viết liên quan:

– Người già uống cà phê thế nào để không ảnh hưởng đến gan?

– Điểm danh 6 công dụng của cà phê với da

– Uống cà phê có làm phát triển sỏi thận?

2/5 - (2 bình chọn)