Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

Văn hóa cà phê đặc trưng của người Việt không thể nhầm lẫn dù ở đâu

– FIND THE ORIGIN –

Văn hóa cà phê đặc trưng của người Việt luôn là một điều gì đó bí ẩn và khiến người khác say mê. Khác biệt với nền văn hóa cà phê của những nơi khác, thưởng thức cà phê ở Việt Nam không chỉ đơn thuần là trải nghiệm những xúc cảm rung rinh đầu lưỡi mà còn là sự kết nối giữa những người với người. 

 

Văn hóa cà phê của người Việt

 

Văn hóa cà phê của người Việt đã được ra đời từ nhiều thập niên trước từ các nước phương Tây. Ngay sau đó thức uống xa xỉ một thời nay nhanh chóng được “Việt hóa” và trở thành một nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của người Việt.

 

Văn hóa cà phê của người Việt bắt đầu từ bao giờ?

 

Vào năm 1857, cà phê đã du nhập vào Việt Nam thông qua các nhà truyền giáo đến từ Pháp. Bấy giờ, trong mắt người Việt, cà phê vẫn là thứ thức uống lạ lẫm và xa xỉ mà chỉ người Pháp mới được dùng. Nhưng nhờ đất đai thổ nhưỡng phù hợp, cây cà phê đã được trồng rộng rãi và phổ biến hơn ở nước ta. Nhờ vậy, giá cà phê hạ xuống và thói quen uống cà phê cũng dần hình thành trong cộng động người Việt. Đi qua năm tháng, thứ đồ uống thơm nồng, có chút đắng nhưng đậm hậu vị được người Việt hết sức say mê. 

văn hoá cà phê

 

Văn hóa cà phê của người Việt độc đáo đậm tình người

 

Ở Việt Nam, cà phê là một thức uống không thể thiếu đối với nhiều người. Mọi người thường bắt đầu một ngày mới với ly cà phê sáng sớm và kết thúc ngày dài mệt mỏi bằng buổi cà phê lê la tâm sự cùng bạn bè. Dường như cà phê không chỉ cảm nhận bằng xúc giác nhạy cảm đầu lưỡi mà còn là cả trái tim ấm áp, rạo rực trong lồng ngực. 

Cà phê là cứu tinh của nhiều người vì chất caffeine của nó có thể khiến con người tỉnh táo và tập trung hơn. Đầu giờ chiều tinh thần uể oải, cần một điều gì đó đánh thức mình, những người dân văn phòng chẳng ngại ngần, order ngay một ly cà phê. Thế là năng lượng lại tràn ngập. Chúng ta tìm đến cà phê trong mọi tình huống, khi buồn, khi vui, khi mệt mỏi, khi rạng ngời sức sống,… Thức uống này hiện diện trong đời sống tinh thần người dân mọi lúc, mọi nơi.

văn hoá cà phê

Trong khi những đất nước khác thích nhâm nhi ly cà phê bên trong nhà hàng sang trọng thì đa số người Việt lại chuộng cà phê vỉa hè. Không cầu kỳ khung cảnh, một chiếc bàn giản đơn với vài ba cái ghế nhựa là đã đủ. Mọi người quây quần trên vỉa hè, cầm trên tay ly cà phê thơm nồng, đăng đắng, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện đời thường. Không khí nhộn nhịp bên ngoài, luồng xe cộ tấp nập “lây” cả sang những con người đang chụm đầu bên phin cà phê. Ai nấy đều phấn chấn hơn hẳn, không nề hà lễ nghi mà xởi lởi dễ gần. Đôi khi chẳng quen biết nhau nhưng lại bỗng trở nên thân quen nhờ một ly cà phê vào một ngày đẹp trời nào đó. Người Việt thi thoảng vẫn đi cà phê “sang chảnh” nhưng nhìn chung mọi người vẫn ưa chuộng ly cà phê bình dân, tuy chỉ 15.000 – 30.000 đồng nhưng sự thoải mái và tình người trong đó thì lại vô giá, không phải ở đâu cũng có được. Mọi người thoải mái trêu đùa nhau, cười khanh khách nghe mà vui tai, những anh/chị chủ quán cũng “ham vui”, chạy ra trò chuyện với khách, người với người chẳng còn chút ngại ngùng. 

the typical Vietnamese coffee culture

Cà phê đối với người Việt Nam còn là lời chào mời, là sự khởi đầu của những cuộc hẹn. Chúng ta thường hay nói với ai đó rằng “Hôm nào đi cà phê không?”. Đấy, một câu nói đơn giản ấy thế mà lại có thể mở ra những mối quan hệ sâu xa hơn. Ngại ngần khi mở lời “Mình hẹn hò nhé?”, người Việt lại biến đổi nó thành “Đi cà phê nhé?”, thuận miệng và gần gũi hơn nhiều. 

Văn hóa cà phê của người Việt đặc trưng như thế nên dù có đi đâu những người con xa quê vẫn mong nhớ khắc khoải chẳng thể nào quên được.

Trên đây, 43 Factory Coffee Roaster vừa gửi đến bạn đọc đôi nét về Văn hóa cà phê của người Việt – nền văn hóa khiến nhiều người say đắm, mong muốn được hòa mình. Hãy đến với chúng tôi và trải nghiệm nhiều điều về thế giới cà phê nhé!

Bài viết liên quan:

Say cà phê là gì? Triệu chứng của người uống cà phê quá liều

– Trẻ dưới 12 tuổi có nên uống cà phê không?

 

Rate this news