Cà phê có phải là thần dược giúp mọi người tỉnh táo?
– TASTE THE ORIGIN –
Cà phê có phải là thần dược giúp mọi người tỉnh táo? Mọi người thường tìm đến cà phê khi cảm thấy mệt mỏi, cần sự tập trung. Hiệu quả của việc sử dụng cà phê đã được chứng minh qua nhiều năm tháng. Vậy liệu nó có thực sự giúp con người xua tan đi những mệt nhọc? Cơ chế giữ tỉnh táo của cà phê là gì?
Cà phê có giúp mọi người tỉnh táo không?
Việc cà phê giúp con người tỉnh táo đã được biết đến từ lâu. Chỉ một ly cà phê có thể giúp con người đánh tan cơn buồn ngủ, tăng thêm năng lượng. Cà phê giúp con người theo cơ chế nào?
Caffeine, một chất kích thích hệ thần kinh có trong cà phê chính là nguyên nhân giúp loại thức uống này trở thành kẻ thù của sự uể oải.
Đầu tiên, caffeine làm tăng mức độ cortisol, một loại hormone gây căng thẳng có thể khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Hormone này có sẵn trong cơ thể con người nhưng tại một số thời điểm nó sẽ giảm xuống. Đó chính là lúc chúng ta cảm thấy thiếu tỉnh táo. Lúc này, uống cà phê sẽ khiến mức độ cortisol tăng lên, từ đó hạn chế tình trạng ủ rũ.
Thứ hai, caffeine còn hoạt động với adenosine, lấp đầy các điểm và ngăn adenosine liên kết ở đó. Adenosine là một phần của hệ thống điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức của chúng ta và là một phần lý do tại sao mức độ hoạt động cao dẫn đến mệt mỏi. Khi chúng ta trải một ngày làm việc bận rộn, mức độ adenosine tăng lên bởi vì nó được giải phóng dưới dạng sản phẩm phụ khi năng lượng được sử dụng trong các tế bào của chúng ta. Cuối cùng adenosine liên kết với thụ thể của nó (bộ phận của tế bào nhận tín hiệu) báo cho tế bào hoạt động chậm lại, khiến chúng ta cảm thấy uể oải và buồn ngủ. Caffeine có thể hoạt động với adenosine vì chúng có hình dáng tương tự. Nhờ sự kết hợp này, adenosine sẽ giảm xuống, cảm giác buồn ngủ cũng theo đó mà bị gạt sang một bên.
Cà phê có phải là thần dược giúp mọi người tỉnh táo?
Cà phê giúp con người tỉnh táo là sự thật nhưng nó không phải là thần dược. Năng lượng có được nhờ uống cà phê chỉ là sự vay mượn tạm thời. Mà đã vay mượn thì sẽ có lúc phải trả. Nguyên nhân là do caffeine sẽ không liên kết mãi mãi và adenosine mà nó chặn không biến mất.
Vì vậy, cuối cùng caffeine bị phá vỡ, giải phóng các thụ thể và tất cả adenosine đang chờ đợi và tích tụ sẽ bám vào và cảm giác buồn ngủ quay trở lại cùng một lúc.
Việc sử dụng cà phê để tỉnh táo cũng giống như chúng ta dùng các vật thể để chặn dòng nước lên. Đến một lúc nào đó dòng nước sẽ vượt qua vật cản và tràn xuống.
Mặc dù không là thần dược nhưng cà phê cũng có thể giúp chúng ta tỉnh ngủ trong một vài giờ và sau đó khi tác dụng này mất đi, con người có thể ngủ ngon giấc sau một ngày làm việc vất vả.
Lưu ý khi uống cà phê để duy trì sự tỉnh táo
Những người không nên uống cà phê
Nếu bạn thuộc một trong các đối tượng dưới đây thì nên hạn chế uống những loại đồ uống có caffeine như cà phê.
– Người bị rối loạn giấc ngủ
– Người hay lo lắng
– Người bị trào ngược dạ dày thực quản
– Người bị bệnh tim
– Người bị hội chứng ruột kích thích
– Người bị glaucoma (cườm nước)
– Người bị động kinh
– Phụ nữ mang thai
– Phụ nữ đang cho con bú
– Trẻ em dưới 12 tuổi
– Người bị tiêu chảy
Khung giờ, hàm lượng uống cà phê
Cà phê có chứa caffeine, do đó, mọi người không nên uống quá nhiều để tránh gặp các tác hại về sức khỏe (tối đa 3 ly/ngày).
Bên cạnh đó, thời gian uống cà phê cũng cần được lưu ý, không nên uống ngay sau khi ngủ dậy, uống khi bụng đói hay tối khuya. Để biết rõ hơn các thông tin về khung giờ uống cà phê, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Khung giờ uống cà phê có lợi cho sức khỏe
Trên đây, 43 Factory Coffee Roaster vừa gửi đến bạn đọc lời giải đáp cho thắc mắc Cà phê có phải là thần dược giúp mọi người tỉnh táo? Mặc dù cà phê không phải là thần dược nhưng cũng là một trong những phương pháp được tìm đến khi con người cần sự tỉnh táo. Để cà phê phát huy hết tác dụng của mình, mọi người cần chú ý các lưu ý khi uống cà phê nêu trên.
Bài viết liên quan:
– Cà phê và sữa có thể tăng khả năng chống viêm
– Tác dụng của cà phê với da. Uống cà phê có ảnh hưởng da không?
– Cách uống cà phê không bị vàng răng