Nông dân trồng cà phê Sumatra ứng phó như thế nào trước sự suy giảm chất lượng đất?
– PROTECT THE ORIGIN –
Sumatra, một hòn đảo lớn ở phía tây Indonesia, nổi tiếng với đất núi lửa phong phú độc đáo và khí hậu nhiệt đới lý tưởng cho việc trồng cà phê Arabica quý hiếm. Cà phê đặc sản Sumatra được biết đến là loại cà phê nổi tiếng với hương vị đặc biệt và chất lượng cao. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, chất lượng đất trồng đang có sự suy giảm mạnh, đe dọa đến việc trồng cà phê. Vậy nông dân trồng cà phê Sumatra làm thế nào để đối phó với tình trạng này? Cùng 43 Factory Coffee Roaster khám phá!
Nông dân trồng cà phê Sumatra điêu đứng trước áp lực về chất lượng đất suy giảm
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, độ phì nhiêu của đất tại các vùng trồng cà phê Sumatra tại Indonesia đang giảm rất rõ rệt so với những năm 1990. Đặc biệt là những vùng đất gần kề của các khu rừng như Batutegi. Nguyên nhân có thể do lưu vực sông trong Rừng Batutegi đã gần như cạn kiệt sau đợt hạn hán kéo dài nhiều tháng khiến đất dần mất độ ẩm, thiếu phù sa và khô kiệt. Việc chuyển đổi các khu rừng phòng hộ thành đất nông nghiệp, trồng cà phê độc canh cũng gây nên một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm, xói mòn đất. Cùng lúc đó, giá các loại phân bón hoá học đang leo thang gây nên những áp lực về chi phí sản xuất. Nhiều nông dân trồng cà phê Sumatra đang phải đối mặt với những thách thức cả về tình trạng đất nguy kịch của trang trại và thiếu thốn phân bón. Điều này có thể đe dọa tới hiệu suất, chất lượng trồng cà phê và thu nhập của trang trại.
Những giải pháp của nông dân trồng cà phê Sumatra
Trước những thách thức về chất lượng đất ngày càng xấu và giá phân bón tăng vọt, các cơ quan địa phương đã hợp tác cùng YIARI (tổ chức Giải cứu Động vật Quốc tế) để hỗ trợ nông dân xoay chuyển tình hình.
Chuyển đổi canh tác hữu cơ
Một trong những giải pháp được nông dân trồng cà phê Sumatra áp dụng đầu tiên là canh tác hữu cơ. Phương pháp này được hiệp hội Sumber Makmur triển khai và là kết quả của chương trình đào tạo của YIARI. Khóa đào tạo giúp nông dân phát triển phân bón tại nhà. Chương trình cũng hướng dẫn kỹ thuật kết hợp các loài thực vật có khả năng tiêu diệt sâu bệnh một cách tự nhiên, tránh dùng thuốc trừ sâu. Với những nỗ lực hỗ trợ này, nông dân trồng cà phê Sumatra đã bắt đầu tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp, tự sản xuất phân bón hữu cơ thay cho phân bón hoá học.
Nông dân trồng cà phê Sumatra áp dụng canh tác hữu cơ và nông lâm kết hợp
Thực hiện nông lâm kết hợp
Cải tiến vùng trồng theo nông lâm kết hợp cũng năm trong kế hoạch hợp tác cải thiện với YIARI. Những nông dân sản xuất độc canh được khuyến khích hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện xen canh các cây nông nghiệp và trồng rừng. Cây giống được trồng trong các thùng làm từ tre tại vườn ươm do chính họ thành lập. Nông dân cũng trồng xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau với mục tiêu trở thành một hệ thống sinh thái nông nghiệp đa dạng hóa sản xuất và nâng cấp chất lượng đất một cách tự nhiên.
Một số biện pháp khác
Ngoài thực hiện những cải tiến về biến pháp, kỹ thuật canh tác, nông dân trồng cà phê Sumatra còn được hỗ trợ đưa nitơ trở lại đất. YIARI cũng bắt đầu khảo sát các địa điểm để thả các loài động vật, bao gồm cu li chậm Sumatran (Nycticebus hilleri) và khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina), vào tự nhiên. Ngoài ra, Sở lâm nghiệp của địa phương cũng nỗ lực đề ra các chính sách và hành động nhằm bảo vệ khu rừng nguyên sinh tiếp giáp với đất nông nghiệp của cộng đồng.
Nông dân trồng cà phê Sumatra nỗ lực thực hiện các biện pháp canh tác tốt
Có thế thấy, nông dân trồng cà phê Sumatra đang gặp những trở ngại về chất lượng đất suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với những nỗ lực cải tạo, chuyển đổi hướng tới bền vững như nông lâm kết, hợp, canh tác hữu cơ,…vùng trồng cà phê những khu vực này sẽ sớm có những thay đổi tích cực.
Theo dõi kênh tin tức của 43 Factory Coffee Roaster để khám phá các thông tin hữu ích về ngành.
Bài viết liên quan:
– Đừng cho thứ này vào cà phê nếu không muốn làm giảm tác dụng của nó!
– Uống cà phê giảm nguy cơ béo phì và viêm xương khớp
– Nên uống bao nhiêu ly cà phê mỗi ngày để chống cao huyết áp?