Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

Ethic – Đạo đức trong canh tác và kinh doanh cà phê

– PROTECT THE ORIGIN –

 

Ethic – Đạo đức trong canh tác và kinh doanh cà phê là một yếu tố quan trọng nhưng vẫn chưa được đánh giá đúng vị thế. Bất kể ngành nào, đặc biết với thực thẩm tiêu dùng muốn phát triển bền vững thì không thể xem nhẹ yếu tố này. Nhìn gần về ngành công nghiệp cà phê, yếu tố này được biểu hiện như thế nào, có tầm ảnh hưởng ra sao? Hãy cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu về hành trình tạo ra hạt cà phê đạo đức nhé.

 

Đạo đức trong ngành cà phê là gì?

 

Khái niệm Đạo đức không còn quá xa lạ với chúng ta, khi ngay từ khi còn nhỏ, yếu tố này đã được đưa vào giảng dạy thành một môn học trong hệ thống giáo dục chung. The Wikipedia, đạo đức là từ được dùng để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người; là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo đức trong ngành cà phê có thể được khái quát là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể thuộc chuỗi cung ứng và tiêu dùng cà phê. Căn cứ trên cách vận hạnh và hoạt động của quy trình trung chuyển hàng hóa, tiêu chuẩn về đạo được được đánh giá và yêu cầu lớn ở tất cả các bước, từ canh tác, sơ chế đến thu mua, vận chuyển, bảo quản, chế biến, cũng như kinh doanh, sử dụng. 

Biểu hiện của đạo đức thường được thể hiện ở các nguyên tắc như sau:

– Tính trung thực;

– Tôn trọng con người;

– Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Phạm vi điều chỉnh của các nguyên tắc này đối với ngành cà phê bao gồm nông dân, đơn vị thu mua, đơn vị vận chuyển, đơn vị rang xay và kinh doanh cà phê, khách hàng.

Specialty Coffee in Vietnam

Đạo đức trong ngành cà phê cơ bản có thể giải quyết một số vấn đề chính thường gặp trong canh tác và kinh doanh:

– Sử dụng đất sai mục đích, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng các sản phẩm rẻ tiền gây ảnh hưởng và có tác động xấu đến nền tảng gen hay cấu trúc thực vật, tác động trực tiếp đến chất lượng thành phẩm;

– Nông dân bị bóc lột và trả giá không tương xứng với giá trị sản phẩm mà họ mang lại. Đảm bảo điều kiện sống và phát triển của người nông dân và toàn bộ hệ thống canh tác; 

– Tráo hàng hoặc sử dụng sản phẩm kém chất lượng với mức giá và cam kết của cà phê chất lượng cao, gây ảnh hưởng đến hệ thống minh bạch và tâm lý khách hàng;

– Sử dụng nguồn nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, sơ chế mất vệ sinh, thiếu nội dung và tính bền vững phục vụ mục đích kinh doanh tiêu dùng;

– Tiêu dùng cà phê thiếu bền vững.

 

Thực trạng đạo đức trong ngành cà phê

 

Hoạt động canh tác và thu mua

Về con người

Có một sự thật đáng buồn là những người nông dân đang bị đối xử bất công với sức lao động mà họ bỏ ra. 

Cà phê phát triển ở độ cao trong điều kiện khí hậu, nhiệt độ và thổ nhưỡng cụ thể. Ở một số nơi, do chưa thể phát triển cây cà phê ở quy mô địa phương nên người trồng cà phê vẫn còn phải phụ thuộc vào việc sản xuất hạt cà phê với quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Với hơn 2 tỷ tách cà phê được tiêu thụ mỗi ngày trên khắp thế giới, bạn có thể nghĩ rằng ngành công nghiệp cà phê đang rất khởi sắc và do đó những nông hộ sẽ có cuộc sống ấm no. Nhưng trên thực tế không phải như vậy.

Trong một cuộc khảo sát, có khoảng 25 triệu nông dân trồng cà phê làm việc trong các trang trại quy mô nhỏ, thường do gia đình tự quản để sản xuất cà phê. Khoảng 12 triệu nông dân trong số này có cuộc sống ở mức nghèo khổ với mức thu nhập khoảng 3,20 đô la mỗi ngày. 

Không chỉ mức lương thấp mà những người này còn phải làm việc trong điều kiện lao động khó khăn, nguy hiểm. Nhiều chủ trang trại sống trong cảnh nghèo đói, điều kiện vệ sinh kém. Nhiều ngôi nhà không phù hợp với nơi ở của con người và chỉ đơn giản là những lán gỗ được xây dựng sơ sài không có tác dụng gì để chống lại các điều kiện thời tiết cực đoan. Thậm chí nhiều nơi không có nước uống sạch sinh hoạt. 

Một báo cáo năm 2016 đã đưa ra cách nhìn khách quan và đau lòng về điều kiện làm việc như nô lệ tại các trang trại cà phê của Brazil. Điều này cho thấy mức độ của những ảnh hưởng kinh hoàng mà nhiều công nhân đang làm việc trên một trong những mặt hàng có giá trị nhất thế giới phải đối mặt.

Thông thường, cà phê được khai thác ở những vùng có điều kiện tương đối khó khăn, nơi đó, những nông hộ trồng cà phê chưa có được mức sống đảm bảo. Chính vì vậy mà vấn đề đạo đức cần được quan tâm một cách cấp thiết.

Specialty Coffee in Vietnam

Về quy trình hoạt động

Hoạt động canh tác và thu mua cà phê cần rất nhiều vai trò của tính đạo đức từ mọi thành tố cấu tạo nên hệ thống này. 

Như chúng ta đã biết, trong canh tác cà phê cần nhiều hơn 4 năm để nông dân có thể thu hoạch vụ mùa đầu tiên từ hệ thống cây trồng mới. Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, hạn chế sự phá hoại của các loại sâu bệnh, không ít nơi lạm dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thưc vật. Nhiều loại thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng được phun trực tiếp vào cây trồng sẽ kết thúc trong cà phê mà mọi người uống hàng ngày và do đó gây hại cho cơ thể chúng ta. Điều này tác động trực tiếp tính bền vững chung của cơ cấu ngành. 

Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn cung cũng gây ra tình trạng thu mua nhiều nguồn để đảm bảo sản lượng, dẫn đến tình trạng chất lượng cà phê không đồng nhất, điều kiện về truy xuất nguồn gốc không được đảm bảo. 

Trong quá trình thu mua, cà phê thường bị ép giá bởi các thương lái với nhiều lý do khác nhau, khiến giá bán cà phê tại nông trại hoặc nơi sản xuất quá thấp so với chi phí sản xuất. Tính công bằng, đạo đức và sự bền vững chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hoạt động kinh doanh tiêu dùng

Trong lĩnh vực cà phê nói riêng và các lĩnh vực kinh doanh thuộc nền kinh tế nói chung, động lực trách nhiệm xã hội song hành cùng động lực tài chính kinh tế là biểu hiện căn bản nhất cho quá trình phát triển bền vững. Hoạt động kinh doanh, bên cạnh lấy lợi nhuận là mục đích phát triển còn cần cân nhắc và bám sát cấu trúc xã hội và trách nhiệm với cộng đồng cũng như hiểu được các tác động của quy trình vận hành đến hệ sinh thái chung.

Không ít doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố đạo đức, lựa chộn định hương và phương phápp kinh doanh kém chất lượng thiếu bền vững như: sử dụng nguồn nguyên liệu kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; gian dối trong quá trình giới thiệu và truyền tải giá trị sản phẩm đến khách hàng; không có chính sách phúc lợi xã hội đối với người lao động trực thuộc doanh nghiệp hay có hành vi trốn thuế, né tránh các chế tài quản lý của hệ thống pháp luật hiện hành. 

 

Làm sao để đảm bảo đạo đức trong ngành cà phê?

 

Một cách để giải quyết phần nào vấn đề đạo đức trong ngành cà phê chính là sử dụng, thu mua cà phê từ tận nông hộ với giá thành công bằng, hệ thống minh bạch.

Tại sao việc này lại góp phần giải quyết được vấn đề đạo đức trong cà phê? Khi người tiêu dùng lựa chọn những loại cà phê có nguồn gốc rõ ràng đến từng nông hộ, trước tiên đó chính là sự ghi nhận đối với công sức của những người nông dân ở đây. Hơn nữa, việc thu mua từ chính nông hộ sẽ giảm bớt các khâu trung gian, qua đó quyền lợi của những người nông dân sẽ được đảm bảo hơn.

Bên cạnh đó, các hệ thống khoa học kỹ thuật, ứng dụng blockchain cũng dần được phổ cập ở mọi quy trình và hoạt động chung của ngành cà phê. Các thông tin chi tiết về giống cây trồng, phương pháp canh tác và chế biến, giá thu mua ở các giai đoạn cũng như thông tin cụ thể về đơn vị cung ứng giúp chuỗi cung ứng bền chặt hơn. Đạo đức được cụ thể hoá qua những thông tin, con số cũng giúp người mua có cái nhìn rõ nét hơn về chất lượng sản phẩm, đưa ra những quyết định tiêu dùng chính xác và trao giá trị xứng đáng về đúng đối tượng mong muốn.

Những cách làm này đang được nhiều nhà rang xay trên thế giới lựa chọn, trong đó có 43 Factory Coffee Roaster. Xưởng luôn tuyển chọn những hạt cà phê Specialty có đầy đủ thông tin, đảm bảo tính minh bạch và các đối tác hợp tác đạo đức. Từ đó quảng bá chất lượng của loại cà phê xứng tầm và phần nào đưa ra lời giải cho bài toán kinh tế được đặt ra với người nông dân.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, bên cạnh sự quan tâm của chính phủ trong vấn đề điều kiện sản xuất cà phê, chính sách phúc lợi cho nhân sự tại trang trại hay quản lý giá bán của cà phê, cách giải quyết triệt để và cặn kẽ nhất phụ thuộc phần nhiều từ nhận thức về trách nhiệm và vai trò bản thân của mội thành tố cấu thành nên nền kinh tế này. 

Specialty Coffee in Vietnam

 

43 Factory Coffee Roaster đề cao đạo đức trong kinh doanh cà phê

 

Đạo đức trong ngành cà phê không chỉ tính đến việc nó được sản xuất ra sao, mua ở đâu, như thế nào mà còn cần xem xét cà phê được tiêu thụ ở đâu, liên quan sao đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng ta cần hiểu rằng, nếu một doanh nghiệp muốn tiếp cận các giá trị đạo đức của việc cung cấp cà phê, thì doanh nghiệp đó nên áp dụng sự quan tâm như nhau trong mọi khậu thuộc hệ thống hoạt động. Điều này có nghĩa là: xem xét thực phẩm được phục vụ đến từ đâu và tác động môi trường / xã hội của việc sản xuất ra nó là gì, đảm bảo nhân sự làm việc trong cửa hàng được đối xử tôn trọng và trả công công bằng. Và trên hết, đảm bảo việc kinh doanh được điều hành theo cách các nguyên tắc đạo đức – không trốn thuế, khuyến khích bình đẳng và đa dạng tại nơi làm việc, v.v.

43 Factory Coffee Roaster luôn thể hiện sự minh bạch từ giá cả, nguồn gốc, hương vị,… toàn bộ thông tin thuộc chuỗi cà phê trực thuộc. Các bạn – những người thưởng thức cà phê có thể kiểm tra điều đó ngay trên tag cà phê được đưa kèm mỗi tách thành phẩm. Xưởng mong là chiếc cầu nối, đưa cà phê vượt qua đại dương rộng lớn đến được với mọi người, để chúng ta cùng nhau có cái nhìn đúng hơn về ngành công nghiệp cà phê này.

>>> Một số bài viết liên quan khác:

 

5/5 - (1 bình chọn)