Chuyển đổi ngành cà phê Việt Nam hướng tới những dấu mốc mới
– PROTECT THE ORIGIN –
Chuyển đổi ngành cà phê Việt Nam hướng tới những dấu mốc mới – Vừa là cơ hội, vừa là thách thức với ngành cà phê Việt. Thị trường luôn biến động và thay đổi theo các xu hướng chung, chính vì vậy mà tất cả các ngành nghề muốn theo kịp dòng chảy thì luôn phải nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi. Một trong những xu thế chuyển đổi tất yêu chính là chuyển đổi số. Cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu quá trình chuyển đổi của ngành cà phê Việt Nam để đạt được sự phát triển bền vững nhé!
Chuyển đổi số ngành cà phê Việt Nam đáp ứng với bối cảnh mới
Để nâng cao tiềm năng xuất khẩu của toàn ngành, Việt Nam cần tận dụng thế mạnh công nghệ để nâng cao chất lượng, chuyển đổi số để tiếp cận hiệu quả, nhanh chóng, cung cấp sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng trong xu thế thị trường có nhiều thay đổi và biến động.
Đại dịch khiến các chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, các nhà nhập khẩu đang có xu hướng trực tiếp tìm đến các nhà rang xay cà phê để tiếp cận nguồn cung. Trên con đường khai thác các thị trường lớn hơn là Bắc Âu, doanh nghiệp (DN) cà phê của Việt Nam cần cải thiện qui trình chế biến gắn với kinh tế tuần hoàn, đáp ứng các tiêu chuẩn của EU.
Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP cũng đang mở ra những cơ hội lớn mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam. Và đương nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ sức đáp ứng các yêu cầu của những hiệp định này.
Để thúc đẩy sự phát triển của ngành cà phê, Bộ Công Thương đã có chương trình hợp tác với Alibaba, Amazon hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa nông sản (bao gồm cà phê) lên các sàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới này. Đã có những doanh nghiệp Việt Nam phát triển doanh số và xuất khẩu thành công qua các nền tảng thương mại điện tử Alibaba và Amazon.
Không chỉ khai thác thị trường qua Alibaba, Amazon… nhiều doanh nghiệp cũng đã tận dụng thành công nền tảng mạng xã hội facebook, instagram, tiktok để kinh doanh. Và đương nhiên doanh thu đã có những sự khởi sắc rõ rệt. Đây chính là một bước đi đúng đắn trong việc nâng cao sức tiêu thụ của ngành cà phê.
Do vậy, nhìn chung ngành cà phê Việt Nam sẽ phải thay đổi các phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống lên các nền tảng số để bắt kịp sự phát triển toàn cầu.
Ngành cà phê Việt Nam cần chuyển đổi để nắm bắt cơ hội
Ngành cà phê Việt đang có cơ hội tốt để tăng trưởng. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) đang hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam mở rộng thị phần tại Anh.
Theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi hiệp định UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại và lưu ý thị hiếu người tiêu dùng Anh. Bởi khẩu vị người Anh không uống cà phê đậm đặc như cà phê đen của Việt Nam. Cà phê thành phẩm có mùi và vị mạnh quá sẽ khó bán ở thị trường Anh.
Ngoài ra, về bao bì, người Anh có thói quen đọc thông tin trên bao bì rất kỹ để xác định xem sản phẩm có thành phần gây dị ứng hay không, nên được pha chế như thế nào, có đạt các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội & quản trị) hay không. Các nhà phân phối sẽ hoan nghênh sản phẩm vừa phù hợp thị hiếu tiêu dùng vừa có bao bì đẹp.
Để làm hài lòng những vị khách tại thị phần Anh, cà phê Việt cần có sự thay đổi về hương vị, bao bì, quá trình sản sản xuất để tạo ra sản lượng đáp ứng việc xuất khẩu,…
Dưới đây là một vài con số cho thấy tương lai tươi sáng của ngành cà phê Việt tại nước Anh xa xôi:
– 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 34,68 nghìn tấn, trị giá 70,68 triệu USD, tăng 57,9% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021
– Tháng 8/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 2,23 nghìn tấn, trị giá 4,75 triệu USD, tăng 21,6% về lượng và tăng 18% về trị giá so với tháng 7/2022, nhưng so với tháng 8/2021 giảm 35% về lượng và giảm 27,8% về trị giá.
– Tháng 8/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh đạt mức 2.125 USD/tấn, giảm 3% so với tháng 7/2022, nhưng tăng 11,1% so với tháng 8/2021
– 6 tháng đầu năm 2022, Anh nhập khẩu chủ yếu cà phê chưa rang xay, chưa loại bỏ cafein, tỷ trọng chiếm 77,01%, tốc độ tăng trưởng 38,4% về lượng và tăng 93,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 104,67 nghìn tấn, trị giá 400,4 triệu USD
=> Chúng ta có quyền mong chờ ngành cà phê Việt Nam thiết lập mốc kim ngạch kỷ lục mới.
Theo dõi 43 Factory Coffee Roaster để theo dõi những tin tức về cà phê mới nhất nhé.
Bài viết liên quan: