Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

Người chuyển hóa chậm có nên uống cà phê không?

– TASTE THE ORIGIN –

Người chuyển hóa chậm cần chú ý nhiều đến vấn đề dinh dưỡng nhất là các thực phẩm có chứa chất kích thích mà cà phê là một ví dụ điển hình. Người chuyển hóa chậm có nên uống cà phê không? Câu hỏi này đã được Simrun Chopra – chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên sức khỏe chuyên sâu nổi tiếng ở Ấn Độ trả lời cụ thể, rõ ràng. Cùng 43 Factory Coffee Roaster đi tìm lời giải đáp nhé!

 

Chuyển hóa chậm và nguyên nhân gây nên quá trình chuyển hóa chậm

 

Chuyển hóa là một quá trình hóa học mà cơ thể sử dụng để biến thức ăn thành nguồn nhiên liệu cho cơ thể tồn tại và hoạt động. Quá trình trao đổi chất này chuyển đổi những gì bạn ăn và uống thành năng lượng. Ngay cả khi đang ở trạng thái nghỉ ngơ, cơ thể vẫn cần năng lượng cho các chức năng như thở, lưu thông máu và sửa chữa các tế bào. Năng lượng mà cơ thể sử dụng cho các chức năng cơ bản này được gọi là tốc độ trao đổi chất cơ bản.

Chuyển hóa chậm là trao đổi chất chậm, đây là kết quả của sự tương tác giữa yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và các yếu tố khác

người chuyển hóa chậm có nên uống cà phê

Người chuyển hóa chậm có thể dùng loại cà phê khử caffeine (cà phê decaf)

 

Người chuyển hóa chậm có nên uống cà phê?

 

Theo chuyên gia dinh dưỡng Simrun Chopra, người chuyển hóa chậm không nên uống cà phê. Bởi vì họ không thể xử lý caffeine hiệu quả dẫn đến việc bị ảnh hưởng tiêu cực như bồn chồn, quá tỉnh táo hoặc lo lắng trong đến 9 giờ sau khi tiêu thụ cà phê. Chính vì vậy, với người chuyển hóa chậm, cà phê có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Không chỉ vậy, cà phê còn có thể liên quan đến mức độ căng thẳng, mức độ serotonin, bệnh Alzheime…

Những người chuyển hóa chậm nên cân nhắc cắt giảm hoặc chuyển sang dùng loại đồ uống không chứa caffein để tránh những tác hại nêu trên. 

 

Cách xác định tỉ lệ trao đổi chất

 

Các bạn có thể xác định tỉ lệ trao đổi chất của mình cao hay thấp nhờ vào các yếu tố:

– Kích thước cơ thể:

Người nặng hơn hoặc có khối lượng cơ bắp nhiều hơn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi.
Chính vì vậy những người có cân nặng nhiều hơn có khả năng trao đổi chất cơ bản nhanh hơn, chứ không phải là chậm hơn. Bởi vì phần trọng lượng dư thừa là mô cơ, cũng cần năng lượng để hoạt động và sửa chữa.

– Giới tính:

Nam giới có xu hướng ít mỡ cơ thể và khối lượng cơ bắp nhiều hơn so với phụ nữ cùng độ tuổi và cùng cân nặng. Đây cũng là một minh chứng cho thấy khối lượng cơ bắp nhiều hơn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn.

– Tuổi tác:

Khi bạn già đi, khối lượng cơ bắp của bạn giảm xuống, điều này khiến cho tốc độ đốt cháy calo chậm hơn

 

Một số lưu ý khi uống cà phê

 

Không chỉ người chuyển hóa chậm, người bình thường khi uống cà phê cũng nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo vấn đề sức khỏe:

– Nên uống điều độ: Hạn chế uống cà phê ở mức 1 đến 2 tách mỗi ngày. Riêng người chuyển hóa chậm, hãy giảm số cốc xuống 1 cốc mỗi ngày và tốt nhất uống vào buổi sáng để không làm ảnh hưởng giấc ngủ. 

– Chú ý đến các chất bổ sung: Tránh cho vào sữa, kem hoặc quá nhiều đường như cà phê Frappuccino, vì những chất bổ sung này có thể gây hại cho cơ thể khi lạm dụng.

– Chọn thời điểm phù hợp: Không nên uống khi bụng đói hoặc quá sát giờ ngủ. 

– Tách cà phê khỏi bữa ăn: Tránh dùng đồ uống có chứa caffein trong thức ăn vì chúng có thể cản trở sự hấp thụ các vitamin và khoáng chất cụ thể.

– Sử dụng cà phê khi tập luyện thể chất: Nếu bạn sử dụng nó như một chất tăng cường trước khi tập luyện, hãy dùng nó trước khi tập luyện từ 30 đến 60 phút.

Trên đây, chuyên mục Tin tức đã giúp bạn đọc tìm hiểu người chuyển hóa chậm có nên uống cà phê không. Theo đó, nếu tốc độ trao đổi chất chậm, các bạn nên hạn chế việc uống cà phê và lựa chọn thời điểm uống phù hợp. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Khám phá các địa điểm cà phê hay ho tại Gocdoday

Bài viết liên quan:

– Dùng bã cà phê bón cây thế nào mới đúng?

– Cốc dùng một lần làm từ tre hoặc bã mía có thể chứa chất gây hại!

– Uống nhiều cà phê có thể giúp giảm suy nhược tuổi già

5/5 - (1 bình chọn)