Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

TRẢI NGHIỆM | TIN TỨC

Giao dịch cà phê tại các quốc gia Đông Phi diễn ra như thế nào?

– PROTECT THE ORIGIN] –

Đông Phi được xem là là cội nguồn của cà phê và là quê hương của các quốc gia xuất khẩu cà phê thượng hạng hàng đầu thế giới. Một số quốc gia tại đây có truyền thống sản xuất cà phê kể từ hàng chục thế kỷ trước. Với lịch sử phát triển lâu đời, Đông Phi sở hữu một bức tranh phong phú, đa dạng về các mô hình thương mại cà phê. Vậy giao dịch cà phê tại các quốc gia Đông Phi diễn ra như thế nào? Cùng 43 Factory Coffee Roaster khám phá!

 

Mô hình giao cà phê tại các quốc gia Đông Phi

 

Thương mại cà phê tại các quốc gia Đông Phi tương đối phức tạp. Tuy chủ yếu sử dụng mô hình giao dịch cà phê gián tiếp (qua nhiều trung gian) nhưng mỗi đất nước lại có những phương thức tiếp cận và cách thức giao dịch riêng.

 

Ethiopia

 

Ethiopia có hai phương thức giao dịch cà phê là Sàn giao dịch hàng hóa Ethiopia (ECX) và hệ thống tích hợp dọc. 

Trong đó, ECX được thành lập vào năm 2008 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm cả cà phê. Hệ thống này thường gây tranh cãi và xảy ra nhiều vấn đề, nhưng nó vẫn hoạt động hiệu quả và phổ biến đối với việc buôn bán cà phê thương mại tại Ethiopia suốt vài thập niên qua. Nền tảng này sẽ tập hợp chính phủ, các tác nhân thị trường và các thành viên ECX lại với nhau ở một khu vực. Tại nơi đó, các bên liên quan có thể mua bán, giao dịch với sự hỗ trợ của giá sàn đảm bảo sự minh bạch về giá và thanh toán điện tử nhanh chóng. Điều này vừa giúp nông dân hạn chế rủi ro vỡ nợ vừa đảm bảo nguồn cung ổn định cho người mua. Ngoài ra, ECX còn cung cấp dịch vụ lưu kho và vận chuyển cà phê, giảm bớt đáng kể gánh nặng tài chính cho người sản xuất.

Hệ thống tích hợp theo chiều dọc là cách tiếp cận thương mại trực tiếp của quốc gia này. Phương thức này được ECX hợp pháp hóa vào năm 2017 sau những yêu cầu gắt gao từ các nhà xuất khẩu cà phê đặc sản. Với hệ thống tích hợp dọc, nhà sản xuất được phép tự xử lý sản phẩm cũng như giám sát việc kiểm soát và phân loại chất lượng. Họ cũng được trao quyền để thoả thuận trước về giá cả để đảm bảo chất lượng sản phẩm và có được thu nhập xứng đáng. Tuy nhiên, các giao dịch qua hệ thống tích hợp dọc chưa có chức năng thanh toán kịp thời do ECX kích hoạt. Nông dân cần phải chờ một thời gian để nhận được tiền.

 

Burundi

 

Trước năm 1990, việc xuất khẩu cà phê của Burundi hoàn toàn do nhà nước kiểm soát. Đến năm 1991, hệ thống thương mại cà phê của đất nước này chuyển sang đấu giá. Trong đó, giá sàn trong đấu giá vẫn do chính phủ ấn định. Phải đến năm 2008, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Burundi mới giành được nhiều quyền kiểm soát các giao dịch cà phê hơn nhờ sự phát triển của thương mại trực tiếp. Tuy nhiên, mô hình mới này ở Burundi không được áp dụng phổ biến do cơ sở hạ tầng nghèo nàn và các trở ngại về giao thông khiến các bên liên quan khó kết nối và thực hiện giao dịch. Do đó, ngày nay, người mua cà phê Burundi có thể chọn hai thưởng thức giao dịch chính là mua thông qua các cuộc đấu giá do chính phủ hỗ trợ hoặc giao dịch trực tiếp.

giao dịch cà phê tại các quốc gia Đông Phi

Hệ thống thương mại cà phê của các quốc gia Đông Phi hầu hết là gián tiếp

 

Kenya

 

Kenya sử dụng hai hệ thống giao dịch cà phê là hệ thống đấu giá và “Cửa sổ thứ hai ”. Trong đó, hệ thống đấu giá thường bị gây tranh cãi vì tác động đến sinh kế của nông dân nhưng nó vẫn chiếm hơn 94% tổng doanh số bán cà phê trong nước. Các nhà giao dịch cà phê tại Kenya cho rằng, nếu được vận hành và quản lý tốt, hệ thống này có thể đảm bảo rằng nông dân sẽ nhận được mức giá cao nhất.

Phương pháp giao dịch “Cửa sổ thứ hai” được xem là hệ thống thương mại trực tiếp của Kenya. Nó được thành lập vào năm 2006 do sự đấu tranh lâu dài của nông dân và hợp tác xã. Tuy cà phê thương mại trực tiếp đã được áp dụng trong 15 năm qua nhưng các giao dịch này chưa được sử dụng đúng cách do sự thiếu chuyên môn của các bên liên quan và chi phí ban đầu cao.

 

Tanzania

 

Cũng như phần lớn các quốc gia ở Đông Phi, việc mua bán cà phê ở Tanzania chủ yếu là thương mại gián tiếp. Cụ thể, người giao dịch ở tất cả các thành phố sẽ đấu giá tại một hệ thống chung. Hệ thống này được thiết lập với nhiều trung tâm đấu giá khác nhau tạo sự thuận lợi cho người mua và người bán giao dịch.

 

Uganda

 

Uganda là đất nước có thương mại tự do hoá. Tại đây, tất cả các tác nhân trong chuỗi cung ứng có thể mua bán cà phê dưới mọi hình thức và số lượng. Người trồng trọt cá nhân, hợp tác xã hoặc người trồng trang trại và bất động sản được tự do bán sản phẩm của mình cho bất kỳ ai với giá thương lượng.  Về xuất khẩu, bất kỳ ai có giấy phép xuất khẩu đều có thể xuất khẩu cà phê tại Uganda. Người mua có thể mua thông qua “các hiệp ước riêng” mà không có hạn chế về khối lượng giao dịch.

 

Rwanda

 

Phương thức giao dịch cà phê tại Rwanda khá đa dạng bao gồm đấu giá, trên các sàn giao dịch điện tử và thương mại trực tiếp. Các quá trình giao dịch, đấu giá tại đất nước này thường có rất nhiều chủ thể tham gia từ việc buôn bán, chế biến và vận chuyển khiến mức giá sản phẩm bị đẩy lên cao. Điều này làm nông dân phải trả các mức phí cao hơn trong khi mức thu nhập không cao. 

Một số nhà sản xuất cà phê Rwanda đã bắt đầu giao dịch cà phê trên nền tảng Tmall của Alibaba. Nền tảng này mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp cận với mạng lưới người mua khổng lồ của thương hiệu thương mại điện tử Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất, hợp tác xã Rwanda còn áp dụng thương mại trực tiếp để nâng cao sự minh bạch và truy xuất cho sản phẩm.

giao dịch cà phê tại các quốc gia Đông Phi

Phương thức giao dịch cà phê trực tiếp tại các quốc gia Đông Phi không mấy phổ biến

 

Tại sao giao dịch cà phê tại các quốc gia Đông Phi đa số là gián tiếp?

 

Mặc dù có sự xuất hiện hình thức thương mại trực tiếp nhưng thương mại gián tiếp vẫn chiếm ưu thế lớn ở các quốc gia Đông Phi. Điều này là do một số yếu tố đặc biệt về quy mô trang trại, cơ sở hạ tầng yếu kém, tình trạng bất ổn về khí hậu và chính trị ở các quốc gia này. 

Cấu trúc nông nghiệp trong các quốc gia Đông Phi hầu hết là nông dân quy mô nhỏ và các hợp tác xã. Mà đa số các nông hộ quy mô nhỏ đều không có khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường toàn cầu. Hơn nữa, hạ tầng kinh tế và hệ thống vận chuyển trong khu vực thường còn hạn chế khiến cho việc thương mại trực tiếp trở nên khó khăn đối với nông dân và nhà xuất khẩu cà phê. Một yếu tố khác là sự xuất hiện của các thương nhân và các công ty trung gian đóng vai trò là những nhà môi giới trong quá trình giao dịch. Họ có tiềm lực và chiếm ưu thế hơn nông dân khiến mô hình thương mại gián tiếp phổ biến và phức tạp hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nông dân thường phải chịu giá cả không ổn định và một số rủi ro liên quan đến việc phụ thuộc vào các bên trung gian trong quá trình mua bán cà phê.

giao dịch cà phê tại các quốc gia Đông Phi

Hạ tầng kinh tế và hệ thống vận chuyển tại các quốc gia Đông Phi còn hạn chế khiến cho việc thương mại trực tiếp trở nên khó khăn

Giao dịch qua các sản thương mại dễ dàng trong việc mua bán nhưng các vấn đề sau đó khá phức tạp vì qua nhiều khâu và trung gian. Quyền kiểm soát trong quy trình này cũng hầu hết do chủ thầu, thương nhân hoặc chính phủ có thể gây nên nhiều bất lợi cho ông dân, khiến ngành trở nên kém bền vững. Do đó, nhiều thị trường tại các quốc gia Đông Phi đã nỗ lực áp dụng cà phê thương mại trực tiếp. Với mô hình này, quy trình giao dịch có thể rút ngắn khoảng cách giữa nhà rang xay và người trồng trọt, đồng thời trao cho cả hai cơ quan và quyền kiểm soát nhiều hơn trong quy trình. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, thương mại trực tiếp vẫn chưa thể phổ biến ở các quốc gia này do gặp trở ngại về sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng và kiến thức chuyên môn về giao dịch này. Để phương thức giao dịch trực tiếp trở nên phổ biến hơn và mạng lại lợi ích cho nhà sản xuất tại Đông Phi cần sự đầu tư, hỗ trợ lâu dài từ các cơ quan ban ngành cùng các tổ chức, thương nhân trong toàn ngành.

XLIII Coffee là một thương hiệu đang nỗ lực chuyển đổi hướng tới sự bền vững trong ngành cà phê. Các lô cà phê tại đây được nhập khẩu chính ngạch thông qua thương mại trực tiếp. Đội ngũ nhân sự XLIII Coffee luôn tìm mọi cách để kết nối trực tiếp với nhà sản xuất đồng thời thương lượng giá cả, số lượng dựa trên sơ sở công bằng, lấy giá trị chung, lâu dài làm mục tiêu. Ghé thăm các cửa hàng của XLIII Coffee để trải nghiệm các loại cà phê đặc sản nhé!

Nguồn thông tin từ perfectdailygrind

Bài viết liên quan:

– An toàn Côn Đảo – Du lịch Côn Đảo có an toàn không?

– Thí nghiệm về ngưỡng phát hiện axit trong cà phê

– Cà phê đặc sản Peru tại Hồ Chí Minh lý tưởng với những vị ngọt tinh khôi

5/5 - (1 bình chọn)