Thương mại trực tiếp trong kinh doanh cà phê
– PROTECT THE ORIGIN –
Trong vài thập kỷ qua, Cà phê thương mại trực tiếp được ca ngợi là xu hướng kinh doanh cà phê bền vững và hiệu quả nhất từ trước tới nay. Phương thức này giúp giải quyết tình trạng mất cân bằng của ngành cà phê hiện tại và đem lại nhiều giá trị hơn. Nó kết nối và liên kết chặt chẽ các mối quan hệ từ nhà sản xuất tới người dùng cuối mang lại giá trị thiết thực cho toàn chuỗi cung ứng. Trong đó nông dân, nhà rang xay, khách hàng đều được nhận lợi ích công bằng, minh bạch. Hãy cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu kỹ hơn về phương thức kinh doanh cà phê này nhé!
Tổng quan về cà phê thương mại tiếp
Khái niệm về thương mại trực tiếp
Khác với thương mại truyền thống sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều trung gian như hiệp hội, công ty hay đơn vị xuất nhập khẩu tư nhân và cả nhà nước. Thương mại trực tiếp là hình thức cà phê được thu mua trực tiếp từ nguồn gốc mà không thông qua các bên trung gian.
Đặc điểm của cà phê thương mại trực tiếp
Trong cà phê thương mại trực tiếp, các nhà rang sẽ tự chủ tìm kiếm nông hộ, các nhà sản xuất và thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận, vận chuyển. Theo hình thức này họ được tiếp cận trực tiếp và tự do lựa chọn cá sản phẩm phù hợp với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó nông dân trồng cà phê có được lợi nhuận tốt hơn, người tiêu dùng cũng được sử dụng các sản phẩm chất lượng cao, minh bạch từ farm to cup. Hợp đồng cam kết giữa các bên được kỳ vọng lâu dài và tăng giá trị và sự chia sẻ rủi ro hơn. Vì thế khi làn sóng cà phê thứ ba được phổ biến, Cà phê thương mại trực tiếp cũng dần thay thế các cách thức cũ.
Lợi ích của cà phê thương mại trực tiếp
Đối với người nông dân
Trong thương mại truyền thống, các nông hộ quy mô nhỏ thường bị ép giá xuống thấp khiến họ hầu như không đủ trang trải cuộc sống và đồng hành cùng ngành. Khi chuyển qua thương mại trực tiếp việc trả giá công bằng cho nông dân được đặc biệt xem trọng. Chúng thể hiện rõ qua giá nông trại (Paid for Farmer) mà các nhà cung ứng hiển thị trong thông tin sản phẩm. Bằng cách tới gần hơn, thu mua trực tiếp từ đầu nguồn mà không qua trung gian, cà phê thương mại trực tiếp sẽ giúp nông dân nhận được mức giá hợp lý hoặc gấp nhiều lần so với thị trường. Điều này dễ hiểu bởi giá cả trong mô hình trực tiếp được các nhà sản xuất tự do thương lượng với các nhà rang xay để định giá cà phê của chính họ. Hơn thế, người nông dân còn tránh được các phí như thủ tục, hợp đồng và vận chuyển vì chúng đã được nhà rang xay chia sẻ gánh nặng này. Tính lâu dài trong mối quan hệ hợp tác cũng giúp nông dân trồng cà phê sẽ có mức thu nhập ổn định và bền vững hơn.
Đối với nhà rang xay
Thương mại trực tiếp tạo điều kiện cho các nhà rang xay thiết lập mối quan hệ gần gũi, bền chặt hơn với nông hộ. Họ sẽ biết chi tiết hơn từ lô trồng, thời gian thu hoạch, kỹ thuật canh tác, sơ chế,… tất cả mọi thứ liên quan đến cà phê họ hợp tác. Nhờ những thông tin đó, các nhà cung ứng thành phẩm có thể nâng cao giá trị sản phẩm, marketing hiệu quả và hạn chế việc trả giá của người tiêu dùng. Việc hiểu rõ thông tin cũng giúp nhà rang xay đàm phán được các điều khoản và giá thu mua tốt hơn cho công ty. Bên cạnh đó việc duy trì mối quan hệ dài hạn, win – win giữa các bên cũng giúp việc kinh doanh phát triển vững mạnh.
Đối với khách hàng
Lợi ích đầu tiên dễ nhận thấy là mô hình đưa người tiêu dùng đến gần hơn với nông hộ, tính minh bạch và việc truy xuất nguồn gốc trở nên nhanh và chi tiết hơn. Khách hàng có thể biết chính xác ly cà phê của mình tới từ đâu, trải qua các giai đoạn gì, sử dụng nguyên liệu đặc biệt nào,…. Khoảng cách giữa khách hàng và nhà sản xuất được rút ngắn giúp họ thuận lợi chia sẻ những nhu cầu. Nhà sản xuất thấu hiểu khách hàng có thể cải tiến sản phẩm phù hợp. Từ đó họ được tiếp cận dễ dàng với các loại cà phê chất lượng cao và có những trải nghiệm đúng như trong mong đợi. Ngoài ra, giá cả trong thương mại trực tiếp sẽ ít biến động do sự hợp tác lâu dài của nông hộ và các nhà rang. Người dùng cuối có thể yên tâm sử dụng cà phê với mức giá cả hợp lý.
Những bất cập trong kinh doanh cà phê thương mại trực tiếp
Không phải phương thức kinh doanh mới, nhưng cho tới hiện nay thương mại trực tiếp không có các tiêu chuẩn rõ ràng để xác minh. Chúng thiếu sự quản lý, giám sát bởi các cơ quan quản lý cụ thể. Hợp đồng trong thương mại trực tiếp hầu hết không được kiểm soát chặt chẽhần lớn do các nhà rang xay xử lý nên có rất nhiều vấn đề xảy ra như hợp đồng thất bại, thông tin sai lệch, lừa đảo, thông tin không chính xác,… Bời nhiều nông dân chưa có kiến thức nhiều trong việc kinh doanh họ có thể chỉ thảo luận và đồng ý qua lời nói. Nếu khi cà phê đã chế biến xong phía đối tác từ chối nhận điều này sẽ dẫn đến các tổn thất cho họ. Một bất cập khác là khi đã ký kết hợp đồng dài hạn, cà phê sản xuất ra không đạt mức kỳ vọng. Nếu không có các quy ước về chất lượng từ trước các nhà rang xay phải chấp nhận thu mua sản phẩm chất lượng kém.
Có thể thấy không có sự rõ ràng trong quy trình cà phê thương mại trực tiếp. Mọi thỏa thuận hợp tác đều dựa vào trách nhiệm, đạo đức giữa các bên. Mối quan hệ bền vững trong mô hình được tạo dựng đơn thuần bằng tin cậy của các mối quan hệ giữa người với người. Chúng có thể phá vỡ dễ dàng khi nhà sản xuất hoặc nhà rang xay thay đổi qua một đối tác mới. Điều này sẽ gây nên những bất lợi không đáng có cho cả người nông dân, doanh nghiệp và khách hàng.
Không có mô hình kinh doanh nào là hoàn hảo. Cà phê thương mại trực tiếp có những ưu và nhược điểm khác nhau. Bên cạnh những yếu tố tiêu cực cần sự chung tay phát triển của toàn ngành, mô hình cũng có những giá trị cho các bên liên quan. Nó nâng cao lợi ích của tất cả các bên, tác động tích cực cho một tương lai của ngành cà phê bền vững, công bằng. Cà phê tại 43 Factory Coffee Roaster cũng được cung ứng từ hình thức thương mại trực tiếp. Nếu muốn trải nghiệm hãy tới xưởng để thưởng thức cà phê nhé.
– Ý nghĩa của việc người tiêu dùng kết nối nhiều hơn với nông dân
– Sự khác biệt giữa coffee estates và coffee cooperatives
– Nên chọn Finca Soledad Sidra hay Finca Soledad Mejorada để pha cold brew