Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

TRẢI NGHIỆM | TIN TỨC

Giảm phát thải khí Carbon trong sản xuất cà phê

– TASTE THE ORIGIN –

Giảm phát thải khí Carbon trong sản xuất cà phê là một vấn đề quan trọng, cấp thiết, cần được các doanh nghiệp, nông trại quan tâm. Hàng năm, sản xuất cà phê thải một lượng lớn khí carbon lên đến 576.000 tấn khiến các vấn đề về môi trường trở nên trầm trọng hơn. Để phát triển cà bê bền vững, việc giảm phát thải khí carbon phải được thực hiện nghiêm chỉnh, càng sớm càng tốt. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có ý nhận thức đúng đắn về vấn đề này để góp phần bảo vệ sự trong sạch của thiên nhiên. Cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu ngay nhé!

 

Tầm quan trọng của giảm phát thải khí carbon trong ngành cà phê

 

Ngày này, ô nhiễm môi trường đang ngày một nghiêm trọng gây nên tình trạng biến đổi khí hậu. Chính con người chúng ta đang thực sự trải nghiệm những hậu quả này. Nhiệt độ ngày một tăng lên, những ngày hè nắng như đổ lửa, thiên tai xảy ra thường xuyên và khó đoán trước,… Tất cả đều đang ảnh hưởng lên đời sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, thiên nhiên cũng đang thay đổi: “lá phổi xanh” thu hẹp diện tích còn đất ngập mặn thì lại tăng lên, các vụ lũ lụt làm xói mòn nhiều vùng, lượng mưa không ổn định,… Dường như mẹ thiên nhiên không còn bao dung, hiền hòa với những đứa con của mình nữa. Cây cối vì thế cũng không còn điều kiện phù hợp để sinh trưởng, trong đó có cây cà phê – loại cây “khó tính” đòi hỏi nhiều yếu tố để lớn lên. Người nông dân mất vài năm để chờ thu hoạch nhưng những đợt sương muối, hạn hán lại khiến họ gần như mất trắng vụ mùa. 

giảm thải khí carbon trong sản xuất cà phêChính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí carbon trong sản xuất cà phê là hành động thiết thực để hướng đến mục tiêu lớn này. 

 

Nỗ lực của doanh nghiệp Việt trong giảm phát thải khí carbon trong sản xuất cà phê

 

Doanh nghiệp Việt đã liên kết với người nông dân tạo ra vùng nguyên liệu cà phê giảm phát thải khí carbon. Mô hình này được Công ty Simexco Đắk Lắk hợp tác với nông dân trồng cà phê triển khai từ năm 2008. Ban đầu sự liên kết này còn nhỏ lẻ nhưng nhờ sự thấu hiểu của người dân, đến nay Simexco đã làm việc với 40.000 nông dân. Nhận thấy tính thiết thực của mô hình, các tổ chức công – tư đã bắt tay hỗ trợ. 

Điều này đã thu về kết quả tích cực: Đến năm 2020, các vùng nguyên liệu tại Krông Năng có mức phát thải thấp hơn những khu vực canh tác khác nhờ thực hiện tốt các chính sách cấm sử dụng các loại thuốc BVTV không được phép, tận dụng chất thải, phụ phẩm nông nghiệp để tái đầu tư.

giảm thải khí carbon trong sản xuất cà phêKhông chỉ dừng lại trong phạm vi một tỉnh, Simexco đã nhân rộng mô hình sang 7 huyện khác tại tỉnh Đắk Nông và Gia Lai với mong muốn sớm triển khai mô hình PPI Compact (Sản xuất kết hợp bảo tồn và An sinh xã hội) tại đây.

Không chỉ các nhà sản xuất, doanh nghiệp thu mua cũng rất quan tâm đến vấn đề giảm phát thải khí carbon, điển hình là Công ty JDE Peet’.

Mục tiêu của JDE Peet’s là đến năm 2025, 100% cà phê mua vào của doanh nghiệp này được sản xuất có trách nhiệm. Ngoài ra, đến năm 2030, JDE Peet’s sẽ góp phần giảm lượng phát thải khí nhà kính đến 30% cho tất cả các hoạt động từ hệ thống nhà máy sản xuất của của mình trên toàn cầu.

Ông Đỗ Ngọc Sỹ – Giám đốc Bền vững châu Á – Thái Bình Dương, Công ty JDE Peet’s cho biết, để thực hiện các mục tiêu trên, doanh nghiệp này thực hiện sử dụng các sản phẩm tái chế. Đặc biệt, JDE Peet’s tiếp tục đầu tư triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển các vùng nguyên liệu cà phê quy mô lớn, bền vững như tại Tây Nguyên, Việt Nam.

 

Những khó khăn trên con đường thực hiện việc giảm phát thải khí carbon 

 

Mục tiêu giảm phát thải khí carbon cần có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành cà phê và sự kết hợp của công – tư. Trong đó, các doanh nghiệp đầu ra trong chuỗi giá trị đóng vai trò dẫn dắt thông qua việc cam kết và ưu tiên thu mua sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về sản xuất có trách nhiệm cho người nông dân. Doanh nghiệp cũng có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường, sinh vật và con người trong vùng nguyên liệu đó.

Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện, các doanh nghiệp cho biết vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Công ty Simexco Đắk Lắk, để phát triển bền vững, mô hình trồng xen sầu riêng, cà phê nhiều năm qua đã khẳng định hiệu quả cao.

Thế nhưng, chứng chỉ carbon chưa đồng ý mô hình xen canh. Việc đăng ký mã số vùng trồng cho vườn cây trồng xen, đặc biệt là xen canh cây sầu riêng và cà phê hiện chưa được chấp nhận.

Ông Huy nhận định, việc này đang đi ngược lại nguyện vọng giảm phát thải khí carbon thông qua hình thức đa canh, đa cây.

 

Cách giải quyết các vướng mắc trong nỗ lực giảm phát thải khí carbon

 

Để giải quyết tình trạng này, ông Huy đã kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét lại quy định này để doanh nghiệp có thể tiếp tục nâng cao giá trị vườn trồng cho bà con nông dân, đồng thời, khuyến khích bà con xen canh. Ngoài ra, còn cần sớm ban hành bộ nguyên tắc canh tác (cà phê, cây ăn trái) để nông dân có những hướng dẫn và thực hành canh tác đúng ngay từ khi trồng mới

Ông Bạch Thanh Tuấn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia vào các liên kết sản xuất – thu mua cà phê bền vững, cần tăng cường tính minh bạch và số hóa.

Theo đó, quá trình giảm phát thải khí carbon cần được tính toán trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ vùng nguyên liệu đến vận chuyển, logistic…, chứ không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất trên đồng ruộng.

Trên đây 43 Factory Coffee Roaster đã gửi đến bạn đọc những nỗ lực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc giảm phát thải khí carbon. Mô hình vùng trồng giảm khí carbon cần được nhân rộng và thực hiện đúng quy trình để góp phần nâng cao giá trị cà phê Việt trong thời gian tới và bảo vệ môi trường.

Bài viết liên quan:

Biến đổi khí hậu có thể xóa bỏ 50% diện tích đất trồng cà phê vào năm 2050

Những sự thật về cà phê có thể bạn chưa biết

Cà phê ảnh hưởng đến mắt thế nào?

Rate this news