Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

TRẢI NGHIỆM | TIN TỨC

Dụng cụ pha chế cà phê Syphon là gì? Vì sao nó lại quan trọng?

Biểu tượng cho phương pháp pha chế cà phê mang đậm tính nghệ thuật” – đó là cách nhiều người dùng để miêu tả về Syphon. Vậy thì Syphon là gì? Quá trình lịch sử của nó bắt nguồn từ đâu? Cùng Xưởng tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu những giai đoạn lịch sử của bình pha cà phê - Syphon

Tìm hiểu những giai đoạn lịch sử của bình pha cà phê – Syphon

 

Thiết kế sơ khai của bình Syphon: Vassieux 

 

Từ năm 1830, một số dụng cụ pha cà phê bằng áp suất chân không đã được sử dụng tại Đức. Tuy nhiên, sáng chế đầu tiên của bình cà phê Syphon được biết đến sớm nhất là Marie Fanny Amelne Massot của Lyons (Pháp). “Vassieux” là tên gọi đầu tiên của bình Syphon trong đơn xin cấp bằng sáng chế vào năm 1840. Đây là dụng cụ pha cà phê bằng áp suất chân không được tạo thành từ hai bầu thủy tinh thông nhau được giữ trên giá đỡ. Và có lẽ, đó là những thiết kế giống với bình Syphon hiện đại nhất dù đã có sự thay đổi đáng kể trong hơn 100 năm sau qua. 

Mặc dù các bình Syphon với họa tiết trang trí đẹp mắt đã bước ra khỏi nhà bếp vào phòng khách để trở thành vật dụng trang trí. Song, vẫn có những vướng mắc không nhỏ liên quan đến vật liệu thủy tinh. Chính vì khả năng chịu nhiệt kém nên nó dễ dàng nổ, vỡ trong lúc pha chế. Vậy là hàng loạt thiết kế phát minh ra đời nhằm khắc phục vấn đề rạn vỡ của bình đun thủy tinh khi nước sôi bốc hơi hoàn toàn. 

Mọi chuyện càng xa rời hơn khi vào những năm 1850 các bình Syphon đã bị tách rời hoàn toàn thành hai bộ phận, gồm một bình kim loại và một bình thủy tinh. Chúng được giữ cân bằng như một cán cân và thông với nhau qua một đường ống. Kết cấu này được gọi Balancing Syphon. Tất nhiên vào thời kỳ này, nhiều người không thích các Balancing Syphon. Vì vậy mà nó đã thực sự trôi vào quá khứ. Thực tế, nó chỉ còn trong một số bộ sưu tập, hoặc được bán trên Amazon như một vật phẩm trang trí hơn là thưởng thức cà phê. 

 

Quá trình tái phát minh của bình Syphon 

 

Khi các bình pha cà phê chân không tái xuất hiện đầu thế kỷ XX, nó đã được chấp nhận như là một phát minh mới của Mỹ, bất chấp lịch sử lâu dài ở Châu Âu. Đây cũng là giai đoạn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt các bình cà phê chân không ra đời, điều này đã đưa Syphon đến đỉnh cao trước khi lắng dần vào những thập kỷ 1950.

Vào năm 1898, thiết kế bình pha cà phê chân không bao gồm một bình kim loại bên dưới với một bình thủy tinh hình trụ phía trên. Hai bình này khớp chặt vào nhau bằng vải lanh. Một lần nữa, thiết kế này không phải là hoàn toàn mới, và trông có vẻ là một bản sao của những dụng cụ pha cà phê chân không phổ biến ở Châu Âu vào những năm 1850.

Và rồi, một sản phẩm mang tên Coffee Percolator được phát minh bởi Albert Cohn vào năm 1914. Thiết kế thuần chất “hậu duệ” của bình Vassieux đầu tiên được phát minh tại Pháp, chỉ khác là nó được phát minh trên đất Mỹ.

 

Bước ngoặt mới từ bình Syphon thủy tinh chịu nhiệt 

 

Năm 1915, một bình pha cà phê chân không được sản xuất từ Pyrex, với chất liệu thủy tinh chịu nhiệt mới của Corning Glass Work. Nó được bán với cái tên “SILEX”, tức là viết tắt của các từ: 

+ Sanitary: sạch sẽ 

+ Interesting method of making : phương pháp thú vị 

+ Luscious coffee: cà phê ngon 

+ Easy to operate: dễ sử dụng 

+ X-ray transparent: trong suốt

Với thủy tinh chịu nhiệt, các bình Silex đã khắc phục vấn đề của người tiền nhiệm Vassieux từ Pháp. Tại thời điểm này, nó trở thành dụng cụ pha cà phê bằng áp suất chân không phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn… Kết quả là ngày nay tên gọi “Silex” cũng phổ biến như “Syphon”.

 

Kỷ nguyên của điện và tự động hóa trên bình Syphon

 

Khoảng giữa của thập niên 1930 – 1950, một số nhà sản xuất nổi bật nhất trong việc ứng dụng vật liệu mới và điện tự động trên các bình Syphon xuất hiện những cái tên như Cory, Proctor Silex và Sunbeam.

Một số thiết kế bình Syphon điện được cấp bằng sáng chế cho công ty Silex, với một cơ chế ổn định đặc biệt được thiết kế để giữ bình ổn trên các phương tiện di chuyển như tàu thủy và tàu hỏa. Những nhà phát minh bình trong thời kỳ này phải vật lộn với vấn đề mới là làm sao xác định thời gian phù hơp để giảm nhiệt độ cho bình. Song một số giải pháp đã được đề xuất, với việc sử dụng cảm biến nhiệt và các cơ chế cảm nhận sự rung động của bình gây ra bởi hơi nước.

Thập niên 1940 đã rộ lên rất nhiều cải tiến trong thiết kế của các bình Syphon, trong số này phải kể đến bằng sáng chế “Rubberless” của Harvey Cory (vào năm 1942) với việc sử dụng miếng đệm cao su giữa hai phần bình thủy tinh.

Đáng nói hơn, cùng trong những năm 1940 – 1943, ngành cà phê đã chứng kiến ​​sự xuất hiện dòng sản phẩm Coffeemaster của Sunbeam. Đây là một loạt thế hệ liên tiếp các bình Syphon mạ crôm sáng loáng được kết hợp với hệ thống điện tự động, việc pha cà phê với Syphon chưa bao giờ đơn giản hơn kể từ lúc này.

Vào giữa những năm 1950, lợi nhuận từ bình Syphon sụt giảm và số lượng các bằng sáng chế đã giảm đáng kể sau khoảng năm 1951 do người dùng chuyển sang các bình lọc bằng điện nhanh chóng và tiết kiệm hơn.

 

Giai đoạn phục hưng của bình Syphon

 

Vào những năm đầu của thế kỷ 21 là thời kỳ phục hưng của các bình Syphon. Phong trào được khởi xướng bởi những người sành cà phê thực thụ và trào lưu nghệ thuật Art Deco lúc bấy giờ. Một số ít các công ty vẫn sản xuất và bán bình cà phê chân không thủ công đơn giản theo các thiết kế ban đầu ở châu Âu, đặc biệt là các công ty châu Á như Hario, Yama,.. Đây là một minh chứng rõ ràng nhất cho các thiết kế đơn giản có khả năng trường tồn cao. Sau khi trải qua vô số các thiết kế, sửa đổi và tác động bởi công nghệ thì bình Syphon thủ công vẫn chưa bao giờ bị quên lãng.

Phương pháp pha cà phê bằng bình Syphon ngày càng được ưa chuộng 

Phương pháp pha cà phê bằng bình Syphon ngày càng được ưa chuộng

Bánh xe lịch sử đã về cuối chặng đường 200 năm, hiếm có một phương pháp pha chế cà phê nào phổ biến và có tuổi đời lâu như Syphon. Dù có những đoạn sục sôi rồi lắng đọng nhưng Syphon chưa bao giờ bị quên lãng. Và giới sành cà phê làn sóng thứ ba vẫn mặn mà trong việc trải nghiệm pha chế với bình Syphon. Tại sao bạn lại bỏ quên 43 Factory Coffee Roaster trong khi chính nơi đây hiện hữu phương pháp pha cà phê bằng bình Syphon?

5/5 - (1 bình chọn)