Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

Giá nội địa tăng cao đẩy doanh nghiệp cà phê vào thế gồng lỗ

– TASTE THE ORIGIN –

Trong những ngày vừa qua chúng ta được chứng kiến cảnh giá cà phê nội địa tăng nhanh phi mã, liên tục xóa bỏ những kỷ lục cũ hàng chục năm để tạo nên đỉnh cao mới gần 105.000 đồng/kg. Mức giá chưa dừng lại ở đây mà được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai. Giá cao kết hợp nguồn cung thiếu đã đẩy nhiều doanh nghiệp cà phê đến con đường gồng lỗ. Bài toán thoát lỗ trở nên khó khăn và cấp bách hơn bao giờ hết. 

 

Giá cà phê liên tục tăng cao

 

Tính đến thời điểm hiện tại ngày 9/4/2024, giá cà phê đang nằm trong ngưỡng 104.000 – 104.500 đồng/kg (Xem giá cà phê hôm nay từng địa phương tại Giá cà phê hôm nay, xem giá cà phê hôm nay chính xác). Đầu tháng 4 là thời điểm các tỉnh Tây Nguyên đang vào giai đoạn cao điểm mùa khô, thậm chí hạn hán năm nay còn được dự báo khốc liệt hơn các năm trước. Mực nước và lưu lượng trên các sông suối giảm dần và duy trì ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Hàng nghìn hecta cây trồng héo rũ vì thiếu nước. Tình trạng ít mưa, khô hạn, thiếu nước trong các tháng mùa khô năm 2024 sẽ tác động lớn đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Sản lượng cà phê đã ít, nay lại có xu hướng giảm thêm trong năm nay. Lo ngại về nguồn cung đã đẩy giá cà phê lên mức cao ngất ngưởng. 

 

Nhiều doanh nghiệp cà phê đang tìm cách thoát lỗ

 

Việc giá cà phê bất ngờ leo dốc khiến nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp bởi hợp đồng thường được ký trước vào thời điểm giá cà phê còn thấp, chưa có nhiều biến động như hiện tại. Các doanh nghiệp phải thực hiện theo hợp đồng đã ký trong tình cảnh không có cà phê để mua và mức giá “trên trời”. 

Giá nội địa tăng cao đẩy doanh nghiệp cà phê vào thế gồng lỗ

Nhiều doanh nghiệp đang phải gồng mình thực hiện các bản hợp đồng đã ký trước đó

 

Theo ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh – doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam, trong 3 tháng đầu vụ, các công ty xuất khẩu, các nhà traders nước ngoài, FDI thường bán trước đến 50% sản lượng và vào trong vụ thì mua. Tuy nhiên, các công ty bán trước giá rẻ và vào trong vụ lúc các công ty mua thì giá cà phê được đẩy lên cao liên tục. Tháng 11/2023 có giá từ 59.000 – 60.000 đồng/kg, thì tháng 12/2023 là 62.000 đồng/kg và 69.000 đồng/kg. Đến tháng 1/2024 là 70.000 đồng/kg và 82.000 đồng/kg đến đầu tháng 3 là 86.000 đồng/kg và đã lên 94.500 đồng/kg.

1 tấn cà phê doanh nghiệp phải chịu lỗ hàng chục triệu đồng, mà hợp đồng cà phê thì hàng trăm đến hàng ngàn tấn. Mức thiệt hại là vô cùng cao, không thể kể xiết khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể trụ vững. 

Thương lái cũng chịu nhiều rủi ro khi mua lại của dân và khi dân thấy giá cao không giao hàng đã ký, thương lái lỗ lớn hay phá sản và họ cũng không có tiềm lực tài chính để giao cho công ty xuất khẩu hay các công ty nước ngoài cho những hợp đồng đã ký. Rất nhiều nhà xuất khẩu đi đòi hàng ngàn tấn, chục ngàn tấn đã mua rồi thậm chí đã nhận cọc mà không được giao hàng, họ khó khăn chồng chất.

Là doanh nghiệp sản xuất thì càng đối mặt với nhiều khó khăn hơn như: vòng xoay vốn thấp, họ phải tăng rất nhiều các loại chi phí, cụ thể như: chi phí sản xuất, nhân công, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí vận chuyển thậm chí đã gấp đôi so với các nhà thương mại, chi phí khấu hao máy móc, chi phí cơ hội,….

 

Doanh nghiệp cà phê làm gì để giải quyết các khó khăn trước mắt?

 

Thị trường biến động mạnh là lúc các doanh nghiệp cần thay đổi kế hoạch, chiến lược thu mua hàng hóa. Để đảm bảo nguồn cung từ phía các nông hộ, doanh nghiệp có thể đã đẩy mạnh sự liên kết với người nông bằng cách đầu tư phân bón, cho họ vay tiền để trang trải sinh hoạt cuộc sống cũng như trồng trọt. Áp dụng cách thức này, công ty Bảo Anh vẫn đảm bảo nguồn cung 10.000 tấn/năm cho Vĩnh Hiệp mỗi năm cũng như đáp ứng phần nào nhu cầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam khác trước bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng cà phê hiện hữu.

Làn sóng giá cả tăng cao cộng thêm rủi to không thu gom được hàng khiến nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Liên kết nguồn cung được xem là một giải pháp hữu ích để giúp các doanh nghiệp vượt qua tình trạng này.

Theo dõi chuyên mục Tin tức để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác!

Bài viết liên quan:

– Sản xuất cà phê tại Kenya đang giảm mạnh do nông dân dần già đi

– Thí nghiệm về ngưỡng phát hiện axit trong cà phê

– Cà phê đặc sản Peru tại Đà Nẵng – Điểm thi vị trong hành trình đa sắc

5/5 - (1 bình chọn)