Nhưng… câu chuyện của giá cà phê lại nóng trên toàn lục địa.
Vậy thế giới cà phê ở bên kia bán cầu ra sao?
Khám phá bước chuyển mình thương hiệu mang tên XLIII Coffee
Những tách espresso ấm nồng. Những cốc Americano mát lạnh.
Nhưng… câu chuyện của giá cà phê lại nóng trên toàn lục địa.
Vậy thế giới cà phê ở bên kia bán cầu ra sao?
Ở Colombia, một trong những thủ phủ của cà phê thế giới, nhiều mảnh đất canh tác từng là ngôi nhà của cà phê dần chuyển nhượng cho những vườn chuối. Ông Ramon Elias, một nông dân trong vùng, cho hay trong thời gian gần đây hơn một nửa đất canh tác cà phê được ông và nhiều nông dân trong vùng chuyển sang trồng bơ, chanh, mía hoặc chuối hay thậm chí là marijuana, coca.Giá thành cho 12.5 kg hạt cà phê người nông dân được trả đc là 22$. Trong khi chi phí để sản xuất là từ 19-21$. Những người nông dân chỉ có thể lấy công làm lời? Hay cũng không có đồng lời ở đây.
24 tháng 4 vừa rồi, Oscar Gutierrez, giám đốc điều hành của một tổ chức nông dân, đã dẫn đầu cuộc biểu tình ở Armenia (Colombia). Nhóm biểu tình bao gồm những người đại diện cho các trang trại và khu vực trồng cà phê trên khắp đất nước. Họ tập hợp cùng nhau để cất lên tiếng nói của những người nông dân và công nhân đang làm việc lấy công… nhưng không có lời.
“Những gì chúng tôi kiếm được chỉ đủ để ăn. Giá cà phê không đủ để chúng tôi dành dụm tiền cho con cái. Vì vậy, chúng tôi ở đây, rời quê hương, để mong chờ một câu nói của tổng thống “Tôi sẽ đẩy cao giá cà phê cho các bạn” – Maria Dorado, 56, nông dân Colombia.
Những người nông dân đang kêu cứu!
Sau sự kiện biểu tình của những người nông dân, Bộ Nông nghiệp Colombia đã kêu gọi giảm thiểu căng thẳng. Chính phủ cũng đã cho phép một khoản trợ cấp trị giá 80 triệu $ cho những người nông dân. Nhưng 80 triệu liệu có đủ? Với người dân, họ cho rằng không đủ.
Chính phủ đã cố gắng… 1 phần
Những người quản lý trong ngành cà phê từ Brazil và Colombia đã gặp nhau tháng 6 vừa rồi, 1 tháng trước thềm Diễn đàn Những nhà sản xuất cà phê thế giới để tìm giải pháp cho khủng hoảng giá thành đang diễn ra.
Được tổ chức tại trụ sở của bộ nông nghiệp Brazil, hội nghị diễn ra 10 tháng sau khi đại diện ngành cà phê 2 nước ra tuyên bố chung về việc hành động và phản ứng trước giá thành thấp của cà phê.
“Thật sự, tình hình vô cùng nghiêm trọng” đại diện của cả hai quốc gia, bao gồm cả FNC và BSCA bày tỏ quan ngại về ngành cà phê trong một thông báo sau cuộc họp gần đây. “Giá cả đã giảm mạnh kể từ khi các nhà lãnh đạo cà phê từ Brazil và Colombia gặp nhau lần cuối tháng 8 năm 2018. Giờ đang ở dưới mức chi phí sản xuất, tạo ra sự bần cùng hóa của các khu vực sản xuất cà phê trên toàn thế giới. Điều này sẽ tạo ra một tương lai bất ổn cho người trồng cà lẫn người tiêu dùng”.
Ông Zhang Jose Marcos Magalhães, chủ tịch của hợp tác xã quy mô 5.000 người Minasul, có trụ sở tại Brazil phát biểu sau cuộc họp: “Đã đến lúc phải hành động. Chúng tôi cần tìm giải pháp nhanh chóng trước khi hàng ngàn người trồng cà phê phá sản trên khắp thế giới. Cuộc khủng hoảng này càng kéo dài, càng nhiều nhà sản xuất sẽ bỏ ngành mà đi”.
Những nhà lãnh đạo sẽ thống nhất trong các tuyên bố chung về việc ủng hộ sự minh bạch trong thương mại, giảm thiểu sự can thiệp của những yếu tố thị trường làm ảnh hưởng tiêu cực giá cà phê. Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận cởi mở về mong muốn xin phép sự can thiệp của chính phủ và điều chỉnh thị trường.
“Hai quốc gia tin rằng việc Sàn Giao dịch xuyên lục địa ICE và Mỹ điều chỉnh các khoản đầu tư gây quỹ phi thương mại trong mối quan hệ với những thoả thuận mua bán cà phê rất quan trọng đối với việc chúng tôi đang làm”.
Những tổ chức cà phê đang cố gắng vì ngành!
Danh mục từ viết tắt
– FNC (Federación Nacional de Cafeteros de Colombia – Colombian Coffee Growers Federation): Hiệp hội người trồng cà phê ở Colombia
– BSCA (Brazil Specialty Coffee Association): Liên hiệp cà phê Specialty Brazil
– ICE (Intercontinental Exchange): Giao dịch xuyên lục địa
– C Price: Mức giá sàn thấp cho hạt cà phê