Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

TRẢI NGHIỆM | TIN TỨC

Người bị ốm có được uống cà phê?

– TASTE THE ORIGIN –

Người bị ốm có được uống cà phê? Khi bị ốm chúng ta thường giảm hứng thú ăn uống, mất vị giác, ăn gì cũng thấy đắng miệng, không ngon. Chính vì vậy, xu hướng phổ biến lúc này là tìm kiếm món ăn yêu thích. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm cơ thể trở nên yếu ớt, cần được bảo vệ. Uống cà phê khi bị ốm liệu có an toàn? 

 

Cà phê có an toàn với người ốm?

 

Với người khỏe mạnh, cà phê nếu được dùng vừa phải mang đến nhiều lợi ích sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa có trong thức hạt này. Đồng thời nó còn có khả năng thúc đẩy tiêu hóa. Nhưng với người ốm thì điều này lại có chút khác biệt. Để đánh giá cà phê có an toàn với người ốm không cần dựa vào loại bệnh và tình trạng bệnh của bệnh nhân. 

Nếu khi bị cảm, cơ thể mệt mỏi, uể oải nhưng vẫn có thể đi làm thì bạn có thể dùng cà phê như một cách để tăng năng lượng. Hay khi cảm lạnh ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn có thể uống cà phê mà không cần lo lắng quá nhiều về tác dụng phụ. 

 

Những nguy cơ tiềm ẩn khi người ốm uống cà phê

 

Người bị ốm có được uống cà phê?

Bên cạnh công dụng tăng nặng lượng, người bệnh cần lưu ý đến những nguy cơ khi uống cà phê dưới đây:

– Cà phê gây mất nước, tiêu chảy.

Caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu nên sẽ khiến cơ thể bài tiết nhiều chất lỏng hơn. Trong nhiều trường hợp, uống cà phê khi bị ốm có thể dẫn đến tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc đi tiểu nhiều lần. 

Do đó nếu đang bị nôn mửa, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, cảm nặng nên hạn chế uống cà phê đặc biệt với những người không uống thường xuyên. Thay vào đó, các bạn nên bổ sung nước bằng các thức uống như nước lọc, đồ uống thể thao, nước ép trái cây,… 

– Uống cà phê có thể kích thích dạ dày

Cà phê có tính axit, có thể kích thích dạ dày ở những người đang bị loét dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa liên quan đến axit. Một nghiên cứu được thực hiện ở Ả-rập-xê-út trên 302 người đã cho ra kết quả: hơn 80% bệnh nhân sau khi uống cà phê đều bị nghiêm trọng hơn triệu chứng đau bụng. Tuy nghiên cứu này không mang tính kết luận nhưng cũng là lời cảnh báo cho những người đang gặp tình trạng nên không nên uống cà phê hoặc chuyển sang dùng loại cà phê ít aixt hơn như cà phê ủ lạnh. 

– Cà phê phản ứng với một số loại thuốc

Cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc như pseudoephedrine (loại thuốc chuyên dùng để giảm triệu chứng cảm lạnh và cúm điển hình như ngạt mũi, đau đầu, đau nhức cơ thể) , thuốc kháng sinh (được sử dụng khi cơ thể nhiễm vi khuẩn),… dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc. Nếu đang sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống cà phê.

 

Bị ốm có được uống cà phê?

 

Người bị ốm có được uống cà phê?

Như vậy, tùy từng loại bệnh, tình trạng bệnh mà câu trả lời cho câu hỏi “bị ốm có được uống cà phê?” sẽ là không hoặc có. Nếu đang bị mệt mỏi hoặc cảm nhẹ, các bạn có thể uống cà phê còn nếu đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày,… hay đang sử dụng thuốc thì nên tránh uống cà phê.

Nếu muốn uống cà phê, các bạn có thể dùng cà phê khử caffeine (cà phê decaf) bởi vì caffeine là nguyên nhân chính gây ra các nguy cơ kể trên. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là cà phê khử caffeine vẫn có chứa một lượng caffeine nhỏ. Những ai nhạy cảm với chất này nên cẩn thận khi dùng. 

Trên đây, chuyên mục Tin tức vừa gửi đến bạn đọc lời giải đáp cho câu hỏi “Người bị ốm có được uống cà phê không?”. Theo đó, người bị ốm nên xem xét tình trạng, loại bệnh trước khi sử dụng. Tốt nhất là hạn chế uống hoặc uống cà phê khử caffeine. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin thú vị khác nhé!

Bài viết liên quan:

– Uống cà phê có thể ngăn chặn bệnh Alzheimer

– Cà phê Sơn La nỗ lực vươn xa để trở thành thương hiệu đặc sản

– Người chuyển hóa chậm có nên uống cà phê không?

5/5 - (1 bình chọn)