Chất liệu đóng gói tác động đến chất lượng cà phê xanh như thế nào qua thời gian?
– PROTECT THE ORIGIN –
Cà phê xanh hay cà phê tươi là cà phê chưa qua rang xay, chúng rất nhạy cảm với độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ. Nếu không bảo quản tốt, chất lượng của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là trong thời gian vận chuyển dài, cà phê xanh có thể bị hư hỏng nghiêm trọng gây các tổn thất cho các nhà sản xuất và cung ứng. Vậy chất liệu đóng gói tác động đến chất lượng cà phê xanh? Nên chọn loại chất liệu nào để đóng gói cà phê xanh? Hãy cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm kiếm câu trả lời qua bài viết này nhé!
Một số chất liệu đóng gói cà phê xanh được sử dụng phổ biến trên thế giới
Từ lâu, các nhà rang xay đã chú ý sử dụng các chất liệu dày, độ bền cao để làm bao bì cà phê. Khi công nghệ phát triển, chúng cũng được cải tiến để tăng khả năng bảo quản chất lượng và hương vị trong thời gian dài. Dưới đây là một số chất liệu được sử dụng làm bao bì cà phê xanh trên thế giới:
Vải bố (Burlap)
Vải bố hay còn được gọi là vải canvas, vải thô cotton. Nó được dệt từ sợi gai dầu, đay có kết cấu thô, dày, độ bền cao, có khả năng phân hủy sinh học và tái chế rất thân thiện với môi trường. Vì những ưu điểm này kết hợp với giá thành tương đối thấp nên chúng đã được tận dụng để sản xuất bao bì cà phê nhân xanh.
Tuy nhiên, vải bố có nhược điểm là khả năng chống thấm, ẩm khá kém, khiến độ ẩm và oxy dễ xâm nhập vào bao bì. Điều này không những làm cà phê bị giảm chất lượng mà còn có thể gây nên tình trạng nấm mốc. Hơn thế, sức chứa của túi vải truyền thống chỉ giới hạn từ 60kg – 70kg khá bất tiện cho các nhà sản xuất có nhu cầu lưu trữ và vận chuyển với số lượng lớn.
Nhựa (Plastic)
Hầu hết, bao bì nhựa được làm bằng polyetylen hoặc polypropylen. Cùng là chất liệu được dùng phổ biến trong bao quản cà phê nhưng khi so với vải bố, chúng tối ưu hơn về khả năng chống ẩm, chống khí và kích thước. Nên người ta thường dùng các loại bao bì nhựa để bảo quản cà phê nhân xanh trong trường hợp yêu cầu sức chứa lớn từ 60kg trở lên hoặc container liner.
Nhựa chuyên dụng đa lớp (High-barrier plastic)
Nhựa chuyên dụng đa lớp là chất liệu sử dụng công nghệ máy móc hiện đại tạo nên các màng bao bì nhựa đa thành phần. Bao bì cà phê được làm từ chất liệu này có những đặc tính ưu việt như ngăn chặn sự trao đổi khí, nước, ngăn mùi và các tạp chất khác tốt hơn nhựa thông thường. Mặc dù có giá thành cao hơn nhưng nó vẫn được ưa chuộng vì khả năng bảo quản ổn định cà phê trong thời gian dài và có nhiều loại kích thước.
Chân không (Vacuum)
Cà phê được đóng gói chân không về bản chất là bảo quản trong một túi nhựa chống thấm nước, được tạo một áp suất âm để hút hết tất cả không khí bên trong. Với phương pháp này cà phê nhân xanh sẽ được bảo quản một cách hiệu quả nhất bởi lớp không khí, nước, độ ẩm đã được loại bỏ hoàn toàn. Chính vì vậy, để sử dụng phương pháp này, các đơn vị cần một khoản chi phí tương đối lớn để đầu tư vào máy móc, thiết bị từ đó khiến giá cà phê bị đẩy lên cao. Vì vậy, người ta thường chỉ bảo quản cà phê chân không với các loại cà phê mẫu hoặc cà phê đặc sản micro lot và nano lot.
Tác động của chất liệu đóng gói đến chất lượng cà phê theo thời gian
Hương vị cà phê có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…. . Vậy chất liệu bảo quản có ảnh hưởng đến hương vị cà phê không?
Chất liệu đóng gói có ảnh hướng đến hương vị cà phê không?
Thời gian lưu trữ càng lâu chất lượng cà phê nhân xanh sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là độ ngọt và độ chua trong hạt sẽ suy giảm bởi các chất trong hạt bị biến đổi do các yếu tố môi trường. Các loại bao bì có khả năng chống thấm, cản khí tốt sẽ giảm thiểu tình trạng thay đổi của các hạt cà phê dưới tác động của các yếu tố bên ngoài, bảo vệ nguyên vẹn nhất chất lượng và hương vị hạt cà. Các chất liệu đóng gói khác nhau sẽ mang đến hiệu quả bảo vệ tương ứng.
Giselle Figueiredo Abreu là một kỹ sư nông nghiệp và là tác giả của cuốn sách “Quang phổ Raman đã thực hiện nghiên cứu để biết tác động của chất liệu bao bì bảo quản với cà phê nhân xanh. Nghiên cứu này được giám sát bởi Giáo sư Borem. Họ dùng máy phân loại Q chuyên nghiệp để đo lượng chất lượng hương vị và phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), quang phổ Raman để kiểm tra thay đổi thành phần hóa học của hạt cà phê trong các chất liệu bảo quản khác nhau theo thời gian.
Từ 0 – 6 tháng
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy phân loại Q chuyên nghiệp để kiểm tra hương vị cà phê ở các bao bì với chất liệu khác nhau trong sáu tháng đầu tiên và kết quả cho thấy hương vị không có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, khi so sánh hạt cà phê bằng phép đo quang phổ NMR và Raman ở thời điểm ba tháng và sáu tháng, họ đã phát hiện cà phê bảo quản trong chất liệu dễ thấm như vải bố có sự biến đổi nhỏ về thành phần hóa học. Ngược lại các mẫu được bảo quản trong túi có khả năng chống thấm cao không thấy bất kỳ thay đổi hóa học nào quá rõ ràng.
Trong sáu tháng đầu tiên, sự thay đổi của hạt cà phê xanh không thể cảm nhận bằng mắt thường và cảm quan mà chỉ có thể nhận biết thông qua phân tích thành phần hóa học. Theo đó, chất lượng cà phê sẽ biến đối nếu không được bảo quản kỹ bằng các chất liệu chống thấm cao như High-barrier plastic hay Vacuum. Leandro Martinoto – Giám đốc P&D tại Videplast khuyên rằng nên sử dụng các chất liệu nhiều lớp có khả năng chống thấm cao để bảo quản cà phê nhân xanh ngay sau khi chế biến. Đối với các lô hàng lớn nhà sản xuất có thể dùng các loại bao bì có kích thước lớn kết hợp các lớp lót có độ chống nước cao để tiết kiểm không gian và chi phí. Đối với các lô hàng nhỏ hơn hoặc trong quá trình vận chuyển có thể bảo quản cà phê trong các bao nhựa chuyên dụng đa lớp, vacuum để đảm bảo chất lượng.
Từ 6 – 18 tháng
Sau sáu tháng, hương vị của cà phê được bảo quản trong các loại bao bì khác nhau đã có sự thay đổi rõ rệt. Khi kiểm tra bằng máy phân loại Q, cà phê trong bao bì dễ thấm nước đã bắt đầu bị phân hủy và giảm điểm hương vị, còn trong các bao bì không thấm nước không có sự thay đổi quá nhiều:
– Sau 9 tháng hương vị của cà phê trong bao bì thấm nước đã giảm từ 85 điểm xuống 80 điểm và sau 18 tháng nó đã giảm xuống chỉ còn 75 điểm.
– Ngược lại, sau 12 tháng các hạt cà phê trong bao bì không thấm nước vẫn đạt mức 83 – 84 điểm và tới thời điểm 18 tháng chúng vẫn giữ mức 82 điểm.
Nên chọn chất liệu nào để bảo quản cà phê nhân xanh?
Có thể thấy, chất liệu không thấm nước giúp bảo quản cà phê tốt hơn các vật liệu thấm nước. Vậy nên nhà sản xuất có thể lựa chọn nhựa chuyên dụng đa lớp, chân không để đảm bảo chất lượng cà phê của mình.
Ở một môi trường ổn định như phòng nghiên cứu, những hạt cà phê trong bao bì dễ thấm vẫn bị ảnh hưởng, giảm điểm hương vị. Trong kho bãi lớn hay quá trình xuất nhập khẩu thường có độ ẩm, nhiệt độ không ổn định lại càng khiến cà phê hư hỏng và giảm chất lượng nhanh hơn. Vậy nên, khi cần vận chuyển hay lưu trữ cà phê trong thời gian dài, việc sử dụng các chất liệu có khả năng chống thấm nước cao sẽ giúp cà phê duy trì được chất lượng tốt nhất có thể.
Chất liệu có độ chống thấm nước cao cho cà phê nhân xanh sẽ làm giảm đáng kể sự xuống cấp của hạt theo thời gian. Hơn thế, điều này cũng giúp tăng trải nghiệm của người tiêu dùng Khả năng chống thấm, cản khí của chất liệu bao bì càng cao, hương vị cà phê sẽ càng được bảo vệ tối ưu. Nhờ đó người tiêu dùng sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời hơn với thức uống đa dạng tầng hương này. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hãy theo dõi 43 Factory Coffee Roaster để cập nhật các thông tin mới về cà phê nhé.
– Ý nghĩa của việc người tiêu dùng kết nối nhiều hơn với nông dân
– Sự khác biệt giữa coffee estates và coffee cooperatives
Fairtrade tăng giá cà phê có làm nông dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo