TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM CẦN HƠN NỮA
NHỮNG NÔNG TRẠI CÀ PHÊ BỀN VỮNG
Trên một con đường được đầu tư để tổ chức lễ hội cà phê hai năm một lần ở Buôn Ma Thuột, khách du lịch đang ngồi trong một tiệm cà phê, phóng tầm mắt ngắm nhìn những đứa trẻ hát ca nhảy múa trong trang phục truyền thống của người Êđê.
Sát đó, một tấm áp phích tuyên truyền theo phong cách Xô Viết cũ được treo bên đường với hình ảnh các dân tộc thiểu số và những khẩu hiệu màu đỏ, kêu gọi nhân dân xây dựng quê hương, thúc đẩy văn hoá. Êđê và Jarai là hai dân tộc chiếm đa số ở vùng cao nguyên miền trung Việt Nam.
Anh Eban, một nông dân ở địa phương chia sẻ rằng: “Hầu hết mọi người nơi đây đều trồng cà phê – đó một phần trong văn hóa của chúng tôi”. Trang trại mà ông thừa hưởng từ gia đình cũng đã được sử dụng để trồng cà phê cho người Pháp. Anh vui vẻ cho hay bản thân vẫn ổn nếu không ăn sáng nhưng thiếu cà phê lại là điều không thể.
Ngược ngọn nguồn dòng sông Mê Kông, đất nước Trung Quốc cũng muốn có một miếng bánh từ thị trường cà phê đang nổi. Mặc dù chưa sánh kịp các nước nổi tiếng về cà phê trên các phương diện về sản xuất, tăng trưởng của ngành này ở Trung Quốc vẫn diễn ra nhanh chóng. Đến cuối năm nay, Trung Quốc có kế hoạch sử dụng 133.000 ha để trồng cà phê – gấp ba lần diện tích năm 2010. Trong kế hoạch ba năm cho ngành công nghiệp cà phê, Sở Nông nghiệp Vân Nam đã tuyên bố sẽ tập trung vào hàng hóa chất lượng cao, để biến cà phê Vân Nam trở thành sản vật nổi tiếng trên toàn thế giới.
“Tỉnh Vân Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành trung tâm cà phê của Châu Á”.
Việc trồng cà phê và mở rộng canh tác có ảnh hưởng rất lớn bởi nó đặt ra nhiều gánh nặng lên môi trường, đặc biệt là nguồn nước và tài nguyên rừng. Nhận thức được điều này, tỉnh Vân Nam đang thực hiện các biện pháp để thúc đẩy canh tác cà phê hữu cơ.
TRUYỀN THỐNG VÀ THAM VỌNG
Trà là sản vật đặc trưng, cũng là nét văn hoá của Trung Quốc nhưng tiêu thụ cà phê lại đang tăng nhanh. Các chuỗi cửa hàng nhượng quyền xuyên quốc gia như Starbucks và Costa đã có mặt ở mọi thành phố lớn, trong khi các thương hiệu Trung Quốc như Luckin Coffee đang phát triển. Trong thập kỷ qua, tiêu thụ cà phê đã tăng với tốc độ trung bình 16% mỗi năm, so với mức trung bình của thế giới là 2%, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế.
Bất chấp cơn sốt cà phê ở thành thị Trung Quốc, nông dân ở Vân Nam có rất ít mối liên hệ với thức uống mà họ đang tạo ra. Bà Li Yemei, một nông dân Trung Quốc, không uống cà phê, không trải nghiệm và chưa bao giờ nghe về khái niệm mocha hay cappuccino. Cà phê chỉ đơn thuần là một nguồn lợi kinh tế, không khác gì cao su hay xoài. Khác với các đồng nghiệp ở Việt Nam, bà pha một bình trà để bắt đầu ngày mới.
Trà đen được trồng ở nơi bà sống, vùng Pu’er nổi tiếng thế giới với trà Phổ Nhĩ.
Bà Huang Xujing, phó giám đốc Hiệp hội cà phê Pu’er, đang muốn hiện thực hóa tham vọng biến cà phê miền Pu’er trở nên nổi tiếng, như danh tiếng của trà Phổ Nhĩ bây giờ.
Đó là một mục tiêu đầy thách thức. Khi bà Huang Xụjing mang cà phê đến Triển lãm Làm vườn Quốc tế Bắc Kinh năm nay, nhiều người không hề biết về tiếng tăm của cà phê tỉnh Vân Nam.
“Vân Nam đã âm thầm trồng cà phê trong thời gian rất lâu. Và lần này, khi đến với triển lãm, tôi muốn thế giới biết rằng Vân Nam đã sản xuất được cà phê chất lượng cao” – Bà Huang chia sẻ.
Khi đến thăm nông dân trồng cà phê, bà luôn mang theo máy xay và dụng cụ French press. Bà tin rằng những người nông dân cần hiểu về cà phê để quan tâm hơn những cây giống mà họ đang chăm sóc.
Là một phần của những nỗ lực tăng trưởng, năm nay Pu’er đã thành lập Trung tâm phát triển công nghiệp Trà và Cà phê, cũng là nơi bà Huang đang làm việc. “Pu’er – thiên đường của hạt cà Arabica” là một câu khẩu hiệu được treo tại văn phòng làm việc nơi đây.
Tuy nhiên, nhu cầu bùng nổ về cà phê giá rẻ đang gây áp lực lên các vùng đất vốn đã trải qua vấn nạn phá rừng nghiêm trọng từ các hoạt động nông nghiệp. Theo Greenpeace, đến năm 2013, chỉ có 9% rừng nguyên sinh còn sót lại ở tỉnh Vân Nam, bởi vì nhiều khu rừng chất lượng cao đã biến mất và được chuyển đổi thành đất nông nghiệp.
Xing He, một người nông dân 30 tuổi, phải sử dụng thuốc diệt cỏ và phân bón hóa học ba lần một năm để thúc đẩy sản xuất. Nhưng, thậm chí chỉ một cơn mưa nhẹ cũng đã có thể cuốn trôi đất khỏi sườn núi nơi cây cà phê mọc lên, thì thuốc diệt cỏ hay phân bón cũng không bám được lâu. Nhìn vào dòng nước sông đỏ pha lẫn bùn, anh nói: “Núi không thể giữ đất được nữa. Các loại phân bón đều bị lãng phí”.
XANH HOÁ CÀ PHÊ
Vân Nam đã nhận ra rằng để xây dựng thương hiệu cà phê, họ phải cải thiện chất lượng hạt cà phê và phát triển nhà máy theo hướng bền vững, hài hoà với môi trường, thay vì chạy theo nhu cầu thị trường đại trà về số lượng.
Bà Huang cũng khẳng định không có tương lai trong việc trồng cà phê chất lượng thấp, gây ô nhiễm môi trường để rồi bẫy bản thân mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn. “Chúng tôi cần sản xuất những hạt cà phê specialty, mang lại cho nông dân giá trị đích thực và nguồn kinh tế ổn định”.
Đến năm 2020, tỉnh Vân Nam dự định có hơn 4.600 ha trang trại cà phê hữu cơ chỉ sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học, với nhiều cây bóng mát hơn để cải thiện chất lượng đất và giữ nước.
Tỉnh Vân Nam cũng đặt mục tiêu có hơn 3.000 ha cà phê được chứng nhận bởi Rainforest Alliance (RA), một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích thúc đẩy sự bền vững trong nông nghiệp và lâm nghiệp. Địa phương cũng xây dựng kế hoạch đạt được những mục tiêu này thông qua nỗ lực như đầu tư từ chính phủ vào đào tạo nông dân và xây dựng hàng chục trang trại kiểu mẫu.
Tại các đồn điền cà phê được RA chứng nhận, các trang trại bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và không góp phần vào nạn phá rừng. Đất phải khỏe mạnh, bảo vệ nguồn nước cũng như sức khỏe và phúc lợi của người lao động được đảm bảo. Các tiêu chuẩn RA đảm bảo các trang trại cung cấp ít nhất 40% lượng cây che phủ với ít nhất 12 loài cây khác nhau và sâu bệnh được quản lý thông qua các biện pháp kiểm soát sinh học và các phương pháp phi hóa học khác.
Ngày càng có nhiều các công ty cà phê và tổ chức phi chính phủ cố gắng tạo ra một sự thay đổi cho ngành cà phê. Vào năm 2012, Starbucks đã xây dựng một trung tâm hỗ trợ nông dân tại Pu’er, cung cấp các khóa đào tạo cho nông dân địa phương về tăng năng suất và chất lượng. Công ty đặt mục tiêu đào tạo 200.000 nông dân trồng cà phê vào năm 2020 để cải thiện tính bền vững lâu dài trên toàn thế giới.
Văn phòng đại diện của Rainforest Alliance tại Việt Nam cũng đã phát triển một ứng dụng để giúp nông dân trồng cà phê tiếp cận thông tin và giải pháp. Ví như ứng dụng mô tả các biểu hiện bệnh của cây và cách khắc phục.
CON ĐƯỜNG DÀI PHÍA TRƯỚC
Những thách thức là cấp bách, nhưng việc chuyển đổi sang canh tác thân thiện với môi trường là quá tốn kém và mất thời gian đối với nhiều người kiếm sống bằng nghề trồng cà phê.
> Đến Đà Nẵng uống cà phê ở đâu: 43 Factory Coffee Roaster
Xing He chưa bao giờ nghe nói về Rainforest Alliance hay khái niệm “shade-grown”. Năm nay, câu hỏi quan trọng mà bà đang tự hỏi mình là có nên bón phân cho đất lần thứ 2 hay không: không có phân bón sẽ không có sản phẩm tốt. “Nhưng nếu tôi đầu tư vào phân bón, giá vẫn có thể thấp và tôi còn mất tiền nhiều hơn”.
Khi những người nông dân ở xã Cư Pơng đầu tư vào phân bón và cố gắng thay thế một số cây trồng cũ, những cây mới sẽ sớm chết. Các chuyên gia cho biết đất đã cạn kiệt và ô nhiễm.
Nie, cũng là một nông dân ở Buôn Mê Thuật, cho biết: “Các kỹ sư nông nghiệp khuyên chúng tôi nên để đất nghỉ ngơi trong một hoặc hai năm, nhưng nó không thực tế vì chúng tôi dựa vào đất đai và canh tác để kiếm sống”.
Những triển vọng thời tiết cho người trồng cà phê trong thiên niên kỷ tới rất hạn chế. Nông dân trồng cà phê sẽ phải chịu biến đổi khí hậu vô cùng khó lường, với hạn hán và lũ lụt nhiều hơn. Thay đổi khí hậu không thể giải quyết được ở tầm vi mô. (Peter Baker).
Annegret Brauss, quản lý dự án tại Trung tâm Thương mại Quốc tế tại Geneva, cho hay chính phủ và các tổ chức có thể hỗ trợ thêm cho các hợp tác xã cà phê và các thành viên để thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm giúp họ tăng cường tiếp cận thông tin liên quan đến khí hậu và hệ thống cảnh báo sớm các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Với những tác động ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu trong thập kỷ tới, những dự án như vậy sẽ không chỉ làm tăng khả năng phục hồi của ngành mà còn tạo ra những cơ hội mới.
Nie chia sẻ nhiều người dân sinh sống tại nông thôn đã tìm cơ hội việc làm tại các nhà mày ở thành phố Hồ Chí Minh. Những người ở lại lại đang có một vụ mùa với sầu riêng – ngôi sao nông trại mới nổi. Nhu cầu tăng cao của sầu riêng, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã đẩy giá thành lên rất cao.
“Nó có lợi nhuận gấp 100 lần. Tuy nhiên, tham gia làn sóng sầu riêng có thể khiến nhiều người phá sản một khi thị trường đi xuống. Chúng tôi đã có một câu chuyện tương tự với cây tiêu cách đây không lâu”.
LỜI KẾT
Trung Quốc và Việt Nam – với điều kiện khách quan và chủ quan cũng như mong muốn trở thành vựa cà phê của thế giới – cần hơn nữa những nông trại cà phê có quy hoạch với hướng đi bền vững. Và để có được điều đó, cần sự quan tâm của nhà nước và những tổ chức nhằm vạch lược hướng đi vĩ mô, định hướng phát triển vì ngành cà phê tương lai nói chung, và cho những người nông dân nói riêng.
Đặc biệt, Việt Nam với nền văn hoá đã gắn bó và nổi tiếng về cà phê, cần hơn nữa những nước đi quyết liệt từ các tổ chức, để tiếng vang cà phê trên những cao nguyên đất đỏ không thuộc về dĩ vãng. Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp thông tin cho bạn, nếu đến Đà Nẵng đừng quên ghé thăm 43 Factory Coffee Roaster – Specialty Coffee locations in Da Nang
Nguồn tham khảo: The Daily Coffee News