Tanzania là một trong những quốc gia sản xuất cà phê bị đánh giá thấp nhất ở Đông Phi. Các nhà sản xuất đang quyết tâm phấn đấu để nâng cao chất lượng trong khi phải vật lộn với nguồn lực rất hạn chế. Chúng tôi tin rằng nếu nhận được nguồn đầu tư hợp lý, cà phê nơi đây thậm chí còn có thể vượt trội hơn những vùng khác trên thế giới.
THÔNG TIN CƠ BẢN
Tanzania là một quốc gia rộng lớn giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Đất nước đã trải qua sự tăng trưởng kinh tế nhưng rất ít công dân nhìn nhận được những lợi ích đang có. Theo chỉ số đói toàn cầu (The Global Hunger Index – GHI) – công cụ thống kê đo lường tình trạng của một quốc gia, Tanzania ở vị trí cao nhất ở khu vực Đông Phi.
Với vị trí tương đối gần Ethiopia và có chung biên giới với Kenya, một số người dân Tanzania đã có mối quan hệ lịch sử và văn hoá lâu đời với cà phê, cụ thể là người Haya, những người mà cà phê không được sử dụng nhiều như một loại thức uống giải khát, trái cây. Cà phê ( có lẽ là Robusta) được trồng với mục đích nội địa cho đến khi thực dân Đức yêu cầu nông dân trồng cà phê Arabica như là một loại cây để thu tiền, mở rộng phạm vi hoạt động của nhà máy trong nước và phát triển ngành công nghiệp quanh núi Kilimanjaro.
Người Đức mất quyền kiểm soát thuộc địa vào tay người Anh sau chiến tranh thế giới thứ nhất, và người Anh đang cố gắng phát triển một ngành nông nghiệp cà phê hiệu quả hơn và có lợi hơn theo dọc biên giới Kenya. Các hợp tác xã của các nông hộ nhỏ bắt đầu được tổ chức vào những năm 1920 để cố gắng cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, nhưng phải mất nhiều năm trước khi cà phê Tanzania thực sự có mặt trên thị trường.
Vào năm 1964, sau khi cả hai quốc gia dành được độc lập từ Anh, Tanganyika và Zanzibar được kết hợp để trở thành cộng hoà Tanzania, do đó nước này có tên là Tanzania. Những người trồng trọt đã cố gắng tăng trưởng tích cực vào những năm 1970 nhưng gặp khó khăn. Những năm 1990 chứng kiến những nỗ lực cải cách và tư nhân hoá việc xuất khẩu cà phê, cho phép người trồng bán trực tiếp hơn. Ngày nay, ở hầu hết trên thế giới Phương Tây, cà phê Tanzania chủ yếu nổi tiếng với tên gọi là những quả peaberry tách rời.
Cơ sở hạ tầng tại Tanzania cũng rất hạn chế; năm 2011 chỉ có 15% dân số Tanzania có điện sử dụng. Hầu hết các phương tiện giao thông ở Tanzania bằng đường bộ nhưng đường xá luôn trong tình trạng kém. Có một khoảng cách khá xa giữa các Các khu vực sản xuất cà phê khá xa nhau, và để vận chuyển đến cảng Dar Es Salaam, cà phê phải đi thêm quãng đường khoảng 820 km.
Hoạt động sản xuất cà phê tập trung chủ yếu ở miền Bắc, quanh Arusha và Kilimanjaro, thông qua các bất động sản lớn thuộc sở hữu của người châu Âu hoặc thông qua cơ cấu hợp tác xã. Hội đồng Cà phê Tanzania có trụ sở tại đây và thường xuyên tổ chức các phiên đấu giá hàng tuần. Những năm gần đây, nhờ có đầu tư, việc sản xuất mở rộng dần ở khu vực phía Nam của Mbeya.
So với nước láng giềng Kenya, rất khó để tìm ra loại cà phê có hương vị vượt trội và ổn định ở Tanzania. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn rất lớn và có thể tìm thấy sản phẩm cà phê chất lượng tương đương với mức giá thấp hơn so với cà ở Kenya và Ethiopia.
GIỐNG CÂY TRỒNG
Cà phê được những người truyền giáo Pháp mang đến Tanzania vào năm 1890 và được trồng ở khu vực Kilimanjaro. Nông dân đã canh tác các giống Bourbon trước khi cả thế giới biết đến giống cây này ở Kenya. Các giống Kent đến từ Mysore ở Ấn Độ đã được biết đến và ươm trồng từ năm 1920. Cả Nyasa Strain, Menado, Rumi Sudan và một số Catimors nữa.
Nhìn chung, có hai giống truyền thống được sử dụng rộng rãi là Bourbon và Kent. Giống lai N 39 có liên quan đến Bourbon, Kent KP 432, và giống Kent truyền thống K7 và K9 khá phổ biến.
Viện nghiên cứu cà phê Tanzania (The Tanzanian Coffee Research Institute – TACRI) đã phát triển các giống lai từ cây Bourbon truyền thống để có khả năng kháng bệnh cao hơn, đặc biệt là CBD. Thay vì phân phối cây con cho nông dân, họ có vườn ươm trồng để nghiên cứu, phát triển các bộ gen tốt, hạn chế bộ gen xấu khi người dân tự thực hiện.
TACRI cũng phân phối Catimors và các giống lai Arabica/Robusta năng suất cao khác nhưng chúng không được đón nhận bởi đa số nông dân. Đa phần cây cà phê được canh tác ở Tanzania rất lâu đời và việc tái tạo đất, trồng mới để nâng cao năng suất thường không được thực hiện. Nông dân cũng rất hoài nghi đối với các giống mới.
PEABERRIES
Peaberries là một dạng đột biến xảy ra tự nhiên của hạt cà phê, tạo thành hình tròn, nhỏ, tròn hơn hai “ flat beans” thường nằm đối mặt bên trong cà phê cherry. Trong khi ở đâu đó khoảng 5-12% năng suất có thể được mong đợi là phát triển tự nhiên quả peaberries, một số giống và nguồn gốc cà phê có xu hướng tỷ lệ xuất hiện của chúng còn cao hơn, trong khi ở một số khác, chúng được phân loại đồng nhất trong mỗi lot để duy trì sự đồng nhất về kích thước.
Trong trường hợp của Tanzania, phần lớn cà phê xuất khẩu được mua bởi các nhà rang xay Nhật Bản, những người giải thích sự đồng đều về kích thước hạt và coi peaberries là một điểm yếu không mong muốn, vì thế, quả peaberries thường không bán được tại thị trường Nhật Bản và là phần lớn những gì có sẵn cho người mua phương Tây. Một số thề rằng peaberries có mức độ hương vị mà flat beans bình thường thiếu, và những người khác không thể phân biệt được, chúng có xu hướng đắt hơn một chút do số lượng hạn chế hơn và công lao động liên quan đến việc phân loại.
ƯƠM TRỒNG VÀ SẢN XUẤT
Nhìn chung, sản lượng từ các hộ sản xuất rất nhỏ, khoảng 1kg hạt cà phê tươi mỗi cây. Những cây này có khả năng cung ứng đến 5kg, nhưng nhiều cây đã rất già và không còn cho năng suất cao. Điều này có thể cải thiện nếu nông dân chăm sóc và xử lý phù hợp.
CHẾ BIẾN
Không có phương pháp chế biến cà phê tiêu chuẩn nào ở Tanzania. Cà phê đôi khi được nghiền bằng máy nghiền đĩa truyền thống như Mckinnon và lên men khô trước khi rửa; đôi khi lại được nghiền bởi Pentagos và chất tẩy chất nhầy. Một số cà phê được ngâm trong nước sạch sau khi lên men hoặc loại bỏ chất nhầy, còn một số thì không. Điều này thậm chí có thể thay đổi từ đợt này sang đợt khác từ một nhà sản xuất duy nhất tùy thuộc vào nguồn nước và công suất hoạt động. Theo truyền thống, họ lên men trong 30-40 giờ. Trong một số trường hợp, điều này dường như dài hơn cần thiết và được duy trì đơn giản chỉ vì đó là truyền thống, trong khi thực chất cà phê cần được chế biến phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiều nhà sản xuất – người hiểu được tác động của việc chế biến đối với chất lượng tách cà phê – thường tiến hành thí nghiệm lên men và sấy khô để lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp.
Vì nhiều nhà sản xuất có vấn đề về công suất nước, họ đang tìm cách tiết kiệm nước trong quá trình chế biến. Họ sử dụng phương pháp tách chất nhầy và tái sử dụng nước. Nếu được thực hiện tốt, dưới sự kiểm soát chặt chẽ, phương pháp này thực sự hiệu quả, mặt khác, việc chế biến có thể gặp rủi ro nếu nước không được xử lý tốt.
Sau khi rửa hoặc ngâm, cà phê được trải ra trên các bàn chờ ráo nước, và được phân loại bằng tay nếu các nhà sản xuất thực sự nghiêm túc. Thời tiết ở Tanzania khá thất thường, thường xuyên có những cơn mưa bất chợt khiến quá trình sấy khô là gián đoạn liên tục; đôi lúc, nhiệt độ quá cao cũng là một tác động tiêu cực đến quy trình xử lý. Nếu không được che chắn cẩn thận trong những thời điểm nhiệt độ cao, lớp vỏ dễ bị nứt, gây ảnh hưởng đến hương vị và thời hạn sử dụng cà phê. Thời gian sấy thay đổi từ 5-14 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ, mưa và khí hậu. Máy đo độ ẩm hiếm khi được sử dụng và cà phê chất lượng thương mại có thể có độ ẩm khoảng từ 9,5 đến 13%.
BẢO QUẢN
Sau khi sấy, cà phê được lưu trữ trong kho địa phương cho đến khi chúng có đủ khối lượng để gửi đến nhà máy. Thông thường người ta sẽ trộn các lô hàng ngày một cách ngẫu nhiên sau khi quá trình sấy hoàn thành. Cà phê thường sẽ được xay ngay lập tức và được bảo quản hạt cà nhân. Khi được bán tại buổi đấu giá, cà phê thường được chuyển đến kho ở Dar es Salaam.
ĐÁNH GIÁ
Các tiêu chuẩn đánh giá dựa trên kích thước, ít nhiều giống như ở Kenya. Về tiêu chuẩn chất lượng, có AA (18 trở lên), AB (15, 16, 17) và PB. Mức C, E (cà phê voi chưa chín) AF, TT, T và F F .. là mức điểm cho cà phê có phẩm chất thấp hơn.
Đứng đầu trên bảng đánh giá chất lượng, một số loại cà phê được xử lý bằng Estates hoặc CPU được coi là loại đã được rửa sạch hoàn toàn. Chúng có thể tuyệt vời nhưng ngay cả khi ấy, dễ dàng nhận ra sự không nhất quán và khiếm khuyết, đặc biệt sau quá trình lên men.
Một số hộ sản xuất kinh doanh có có một mức độ kiểm soát chất lượng nhất định ở cấp độ trang trại và cà phê tương đối sạch và truy xuất minh bạch.
Ngoài ra còn có người mua tại địa phương. Hầu hết sẽ mua và pha trộn cà phê nhỏ lẻ có chất lượng khác nhau từ các khu vực nhất định một cách ngẫu nhiên, sau đó bán cho các nhà máy.
CHUỖI GIÁ TRỊ
Cách thức giao dịch cà phê ở Tanzania thực sự là một thách thức. Bạn được phép xuất khẩu trực tiếp (DE) nhưng quá trình bán, hợp đồng và chất lượng cụ thể phải được phê duyệt bởi Hội đồng Cà phê Tanzania (TCB). Trọng tâm chính của các nhà xuất khẩu là khối lượng sản phẩm với chất lượng thương mại trung bình. Hầu hết cà phê đều trải qua đấu giá TCB. Việc kiểm soát chất lượng của cà phê thông qua đấu giá được theo dõi bởi phòng thí nghiệm của TCB nhưng nhìn chung, cà phê có mức độ khuyết tật cao vẫn thường được chấp nhận. Ngay cả các loại được cho là sạch, As và Bs, vẫn sẽ có cà lỗi và cà đã lên men. Để xuất khẩu trực tiếp, phải có được sự chấp thuận dựa trên mẫu của TCB. Đây là một quá trình khó hiểu và thường xuyên tiêu tốn thời gian và sẽ trì hoãn việc bán hàng và xuất khẩu. Chính vì thế xuất hiện tình trạng nông dân có quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu và nhà rang xay để tránh những rắc rối với giấy phép xuất khẩu trực tiếp.
XUẤT KHẨU
Hầu hết các nhà sản xuất làm việc trong quan hệ đối tác chặt chẽ với các nhà máy. Ngay khi họ có một lượng cà phê kha khá, đôi khi gần như lấy thẳng từ bàn sấy, họ thường nghiền nó ngay lập tức để trưng bày trong danh mục đấu giá. Đôi khi, cà phê được lưu trữ trong một nhà kho, nhưng thói quen nghiêm ngặt như vậy hiếm khi được thực hiện và duy trì. Theo quy định ở Tanzania, các nhà xuất khẩu không được phép có nhà máy riêng và điều này đòi hỏi phải có giấy phép khác. Tuy nhiên, hầu hết các nhà xuất khẩu phân chia xay xát và xuất khẩu thành hai công ty riêng biệt được quản lý làm một, để lách luật. Cà phê Tanzania được cho rằng sẽ phai màu nhanh chóng và lý do có lẽ do sự pha trộn của các yếu tố. Sấy quá khô hoặc quá ướt là một vấn đề, điều kiện bảo quản ở mức thấp (không có điều hòa, cà phê không được đặt ở vị trí cao), cà phê thường được đánh bóng trong các nhà máy khô để trông đẹp hơn và trở nên nóng trong quá trình này. Trên hết, cà phê thường bị kẹt ở Dar es Salaam với độ ẩm và nhiệt độ cao. Nếu bạn làm việc với các nhà sản xuất và xuất khẩu để kiểm soát các yếu tố này thì nó sẽ cải thiện đáng kể.
Mua cà phê Specialty tại Đà Nẵng, Việt Nam ở 43 Factory Coffee Roaster