Khám phá bước chuyển mình thương hiệu mang tên XLIII Coffee

PERU

THÔNG TIN QUỐC GIA

– Diện tích: 1.285.216 km vuông

– Thành phố thủ đô: Lima

– Thành phố cảng chính: Callao

– Dân số: 30.741.062 ( tháng 7 năm 2016)

– Ngôn ngữ nói: Spanish, Quechua, Aymara.

THÔNG TIN CÀ PHÊ

– Các vùng phát triển: Amazonas, Ayacucho, Cajamarca, Cusco, Huanaco, junin, pura, puno, villa rica

– Các giống phát triển: Bourbon, Typica, Catuai, Caturra, Mundo Novo, Pache

– Phân loại theo quốc gia: SHB (Strictly Hard Bean, trên 1350m so với mực nước biển); HB (Hard Bean, từ 1200–1350m so với mực nước biển)

– Thời kỳ thu hoạch: tháng 6- tháng 9

THÔNG TIN CHUNG

Mặc dù cà phê có mặt ở Peru tương đối sớm – vào giữa những năm 1700 – nhưng cho đến thế kỷ 20, loại cây trồng này mới được canh tác rộng rãi để xuất khẩu, do nhu cầu từ Châu Âu tăng lên và sản lượng cà phê ở Indonesia giảm đáng kể. Đặc biệt, sự chiếm đóng và quản lý của thực dân Anh tại quốc gia này một phần làm gia tăng và thúc đẩy xuất khẩu. Những năm 1900, chính phủ Anh có quyền sở hữu khoảng 2 triệu ha đất từ chính phủ như một khoản thanh toán cho khoản vay không trả được và phần lớn đất đó đã trở thành của Anh, nơi có rất nhiều đồn điền cà phê.

Cũng như ở nhiều quốc gia Trung và Nam Mỹ, khi đất đai rộng lớn thuộc sở hữu của châu Âu được bán hoặc phân phối lại trong suốt thế kỷ 20, các trang trại trở nên nhỏ hơn và phân mảnh, mang đến tính độc lập cho nông dân nhưng cũng hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên và thị trường thương mại lớn hơn của họ. Tuy nhiên, không giống như nhiều quốc gia khác có nền kinh tế cà phê do các nông hộ nhỏ quản lí, Peru thiếu tổ chức và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ kinh tế hoặc kỹ thuật cho nông dân – một lỗ hổng mà các tổ chức bên ngoài cố gắng tìm cách lấp đầy. Quốc gia này có một số lượng đáng kể các loại cà phê được chứng nhận hữu cơ, cũng như các loại cà phê được chứng nhận Fair Trade, Rainforest Alliance và UTZ. Khoảng 30% nông hộ nhỏ của đất nước là thành viên của các hợp tác dân chủ, điều này đã làm tăng khả năng nhìn nhận về vai trò của cà phê của trong khu vực

Tính đến những năm 2010, Peru là một trong những nước sản xuất cà phê Arabica hàng đầu, thường đứng thứ 5 về sản lượng Arabica xuất khẩu trên thế giới. Khoảng cách giữa các trang trại và quy mô cực kỳ nhỏ của trang trại mức trung bình đã ngăn cản phần lớn sự khác biệt của nông trại đơn lẻ, cho phép phát triển và tiếp thị microlot ở các vùng trồng trọt khác. Tuy nhiên, là một trong những vấn đề đặc trưng của cà phê đặc sản, những điều này đang thay đổi nhanh chóng. Những vùng đất cao nguyên tươi tốt và những giống cây gia truyền tốt của đất nước với tiềm năng lớn là nền tảng để nông dân vượt qua những trở ngại về cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận thị trường hạn chế, và khi sản lượng tăng lên, chúng ta có nhiều khả năng nhìn thấy những tiến bộ đó.

GIỐNG CÂY TRỒNG

Giống Catimor được trồng phổ biến ở Peru, bên cạnh đó còn nhiều giống lâu đời như Bourbon và Typica – được người dân địa phương gắn mác ‘Quốc gia’. Các giống đáng chú ý khác được tìm thấy ở đó là Catuai, Caturra và Mundo Novo.

HỒ SƠ HƯƠNG VỊ

Các loại cà phê đặc sản từ vùng Cajamarca và Amazonas (hai vùng trồng lớn tại Peru) thường có vị đậm đà, ngọt và có độ chua sáng. Đặc điểm hương vị chung có thể được mô tả bằng các nốt hương ca cao, trái cây khô và cam quýt nhẹ. Cà phê từ Peru là một loại cà phê có giá trị và đôi lc tạo điểm nhấn bởi sự pha trộn hoàn hảo. 

NÔNG DÂN

Trung bình một nông dân Peru có nông trại với quy mô từ 2-3 ha; thời gian thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Quá trình chế biến được thực hiện trực tiếp trong các khu xử lý phức hợp của các trang trại nhỏ, thường bằng máy hoặc thủ công. Cà phê sau khi lên men, phơi nắng bên đường hoặc trên sân nhỏ, sẽ được chuyển đến nhà máy tại địa phương để chuẩn bị xuất khẩu. Tuy nhiên, những người nông dân ở Peru cũng phải đối mặt với những thử thách. HVC mô tả những thách thức chung trong ngành cà phê Peru xoay quanh nạn mù chữ, khả năng sấy khô, tình trạng mưa thất thường và mức lương thấp.

HỢP TÁC XÃ VÀ HIỆP HỘI

Các hợp tác xã và hiệp hội nhận cà phê hạt từ các nông hộ nhỏ liên kết với họ. Họ đảm bảo các lô hàng được phân loại và kiểm tra lỗi trước khi vận chuyển. Có hai cách khác nhau để các tổ chức nông dân được hoạt động hợp pháp tại Peru: thông qua hệ thống hợp tác xã truyền thống và các hiệp hội hợp pháp. Các hợp tác xã không bị giới hạn khu vực thu mua cà phê, vì thế họ có thể mua được nguồn cà phê đa dạng trên khắp cả nước. Trong khi đó, các hiệp hội thường bị giới hạn trong một khu vực địa lý cụ thể, đồng nghĩa với việc họ không thể mua từ các tỉnh lân cận.

5/5 - (1 bình chọn)