Việt Nam lần đầu xuất khẩu cà phê đặc sản sang Nhật Bản
– TASTE THE ORIGIN –
Việt Nam lần đầu xuất khẩu cà phê đặc sản sang Nhật Bản vào ngày 5/7 sắp tới. Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) – Chủ nhân của lô hàng lần này đã chinh phục được vị khách Nhật Bản nhờ hạt cà chất lượng, đầy tiềm năng. Cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Cà phê đặc sản chịu nhiều điều kiện khắt khe
Để được gắn nhãn cà phê đặc sản (specialty coffee), hạt cà phê cần đáp ứng các tiêu chí về điểm theo thang SCA (Hiệp hội Cà phê Đặc sản Hoa Kỳ) cũng như vùng trồng, điều kiện canh tác. Những lô cà đạt trên 80 điểm có hương vị đặc trưng của nơi nó lớn lên, tạo nên sự hấp dẫn khó chối từ.
Tại Việt Nam, khái niệm cà phê đặc sản còn khá mới lạ, không được nhiều người biết đến và không phải nơi nào cũng có thể tạo ra loại cà phê này. Lô cà phê đặc sản xuất khẩu lần này được tạo ra tại Hợp tác xã Eatan – Krongnang với sự cố gắng của nhân sự Simexco Daklak.
Lô cà phê đặc sản đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản
Ngày 5/7/2023, công ty Simexco Daklak sẽ xuất khẩu lô container cà phê đặc sản đầu tiên sang thị trường khó tính Nhật Bản. Hợp tác xã Eatan – Krongnang có cao trên 800m so với mặt nước biển với sự chênh lệch nhiệt độ ban ngày ban đêm lớn, là điều kiện thuận lợi cho cây cà phê phát triển, cho ra sản phẩm chất lượng.
Nguồn ảnh: Báo Công Thương
Khi chín, cà phê được hái thủ công bằng tay 100% rồi được chế biến, rửa sạch qua hai lần nước và sẽ được kiểm soát quá trình lên men nguyên trái với phương pháp chế biến tự nhiên Anaerobic Natural, từ đó tạo ra những hương vị đặc trưng và độc đáo cho cà phê.
Cuối cùng, cà phê sẽ trải qua giai đoạn phơi chậm để loại bỏ độ ẩm và đạt được độ ổn định cần thiết. Để bảo quản hương vị lâu hơn, cà phê sau quá trình chế biến sẽ được bảo quản trong kho mát. Tất cả quá trình trên nhằm tạo ra những hương vị mới và độc đáo cho cà phê đặc sản, đồng thời giữ được chất lượng và hương vị của cà phê trong thời gian dài.
Khác với các sản phẩm thường, khách hàng mua cà phê đặc sản có yêu cầu khắt khe đối với chất lượng lô hàng. Trước khi xuất lô hàng này, Simexco đã mất nhiều năm để khách hàng thử nghiệm và duyệt mẫu.
Nhật Bản là thị trường lớn của cà phê Việt Nam nói chung và Simexco nói riêng. Cụ thể lượng cà phê mà Simexco xuất sang thị trường Nhật Bản niên vụ 2019 – 2020 đạt 15.425 tấn; niên vụ 2020 – 2021 đạt 15.345 tấn; niên vụ 2021 – 2022 đạt 24.160 tấn.
Lô hàng xuất khẩu lần này là tín hiệu đáng mừng, có ý nghĩa lớn, không chỉ nâng cao vị thế của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, đây còn là minh chứng cho việc cà phê Robusta Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khó và khắt khe của mọi khách hàng trên toàn thế giới.
Nếu các bạn yêu thích cà phê đặc sản, hãy đến XLIII Coffee (tiền thân là 43 Factory Coffee Roaster) để thưởng thức ngay nhé!
Trên đây, 43 Factory Coffee Roaster vừa gửi đến bạn đọc thông tin về lô cà phê đặc sản đầu tiên mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những thông tin thú vị!
Bài viết liên quan:
– Người nông dân nhận được bao nhiêu tiền trên một tách cà phê?
– Đừng uống cà phê và đi bộ cùng lúc nếu không muốn tìm nhà vệ sinh gấp
– Chỉ dẫn địa lý cà phê – Bước tiến mới nâng tầm giá trị ngành cà phê