Khám phá bước chuyển mình thương hiệu mang tên XLIII Coffee

TRẢI NGHIỆM | TIN TỨC

Tương lai tiến xa của cà phê Việt

– TASTE THE ORIGIN –

Từ nhiều năm trước đây, cà phê Việt đã có nguồn sản lượng lớn thế nhưng lại chưa đi đôi với chất lượng. Khi chất lượng được cải thiện, chúng ta dần mơ đến các sân chơi lớn hơn, xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Cà phê Việt muốn đi xa cần đứng vững, làm chủ kỹ thuật chế biến, bảo quản.

 

Cà phê Việt nhận tin vui xuất khẩu

 

So với trước đây, xuất khẩu cà phê Việt liên tục nhận đạt được các kỷ lục về giá. Trong niên vụ cà phê 2022 – 2023, ngành cà phê Việt Nam đã lập kỷ lục xuất khẩu hơn 4 tỷ USD. Trong niên vụ tới, do sản lượng giảm và nhu cầu trong nước tăng nên lượng xuất khẩu được dự báo giảm nhưng giá cà phê đang tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu sẽ thiết lập kỷ lục mới, đạt 4,5 – 5 tỷ USD.

 

Cần làm gì để cà phê Việt đi xa?

 

Để tiến xa ra bên ngoài biển lớn, cà phê nội địa cần chứng minh được giá trị của mình đồng thời thích ứng với các quy định xuất khẩu sang các thị trường nhất định.

Nâng cao năng lực sản xuất – Tăng trưởng mô hình sản xuất liên kết, đạt các chứng nhận tiêu chuẩn 

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, diện tích cà phê nước ta đang bị thu hẹp tại nhiều vùng trồng trọng điểm. Kết hợp với điều kiện khí hậu không “ủng hộ”, sản lượng cà phê đã giảm đáng kể. Niên vụ 2022 – 2023, Việt Nam sản xuất được 1,8 triệu tấn cà phê trong khi niên vụ 2023 – 2024, sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống ở mức khoảng 1,6 – 1,7 triệu tấn.

Tuy sản lượng cà phê lớn nhưng chỉ có 30% sản lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Để nâng cao con số này lên, đạt được các mục tiêu xuất khẩu, các hợp tác xã phải nâng cao năng lực sản xuất, hướng dẫn bà con nông dân trong vùng liên kết, mở rộng vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao.

Tương lai tiến xa của cà phê Việt

Mô hình sản xuất liên kết giúp cải thiện quy trình sản xuất cà phê

Cụ thể, hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Cư Kpô, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk đang liên kết 217 hộ nông dân tham gia sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận tiêu chuẩn FLO với tổng diện tích trên 316 ha. Hợp tác xã đã đầu tư đường giao thông nội đồng, kho bảo quản, nhà kính phơi sấy bằng năng lượng mặt trời. Việc các hợp tác xã tập trung nguồn lực, đất đai để sản xuất lớn… đầu tư máy móc, trang thiết bị chế biến hiện đại, thực hiện các quy trình sản xuất an toàn đang được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng sản xuất sản xuất cà phê manh mún, nhỏ lẻ của nông dân.

Số hợp tác xã theo mô hình liên kết đang ngày càng tăng cho thấy quyết tâm chuyển mình của các tỉnh trồng cà phê. Tỉnh Đắk Lắk hiện có 39 tổ hợp tác và 53 hợp tác xã nông nghiệp trong lĩnh vực sản xuất cà phê. Trong số đó, có khoảng 31 hợp tác xã cà phê có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Chuỗi giá trị cà phê đang được đổi mới, chuyển từ tư duy tăng năng suất sang tư duy tăng chất lượng, tăng giá trị, đa giá trị từ cây cà phê.

Chiến lược của ngành cà phê Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, các hợp tác xã tiếp tục đẩy mạnh mặt hàng cà phê chế biến hơn là chú trọng vào số lượng cà phê nhân. Làm được điều này thì không chỉ là chất lượng tăng lên ít nhất 30% mà thu nhập người nông dân cũng được cải thiện đáng kể. 

Người nông dân làm chủ kỹ thuật chế biến cà phê

Tương lai tiến xa của cà phê Việt

Kế hoạch “tri thức hóa” người nông dân hứa hẹn đẩy cao chất lượng mỗi hạt cà phê

Để cà phê nâng cao giá trị, mỗi người nông dân cần trang bị kiến thức chuyên môn về canh tác cà phê. Mỗi địa phương sẽ đào tạo người nông dân kỹ thuật canh tác, phơi sấy, chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Như vậy, sau khi thu hái cà phê, người dân có thể tự thực hiện các công đoạn sau đó tại nhà một cách chính xác. 

Từ ngày đầu tư hệ thống chế biến ướt tại nhà, mỗi lần thu hái cà phê, gia đình bà Nguyễn Thị Dương (xã Cư Kpô, huyện Krông Búk, Đắk Lắk) có thể chế biến ngay trong ngày. Công việc diễn ra nhẹ nhàng, thong thả, cà phê lại có giá cao khi bán ra. Hiện nay, hầu hết nông dân trồng cà phê tại Tây Nguyên đều thu hái xong thì xay xát, phơi sấy liền, không chất đống làm phát sinh nấm mốc, bao bì đựng sạch sẽ không dính hóa chất, phân bón.

Nước ta hiện có 710.000 ha cà phê. Diện tích cà phê do nông hộ chăm sóc, thu hoạch, chế biến chiếm đến 85%. Chính vì vậy, khi nông dân làm chủ kỹ thuật chế biến, bảo quản, chất lượng cà phê Việt Nam sẽ được gia tăng ngay từ vùng nguyên liệu.

Việc thu hái, phơi phóng,… thực hiện tốt hơn hứa hẹn mang đến nguồn thu cao hơn cho bà con đồng thời thúc đẩy sự phát triển của cà phê Việt.

Trên đây, chuyên mục Tin tức vừa gửi đến bạn đọc các cố gắng đưa cà phê Việt đi xa của bà con nông dân, các tổ chức trong ngành. Muốn có tương lai tốt, giá thành ổn, chúng ta cần xây dựng gốc rễ bền vững cho ngành cà phê Việt. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết liên quan:

– Sudan Rume #00046 mang kỳ vọng tỏa sáng của đội ngũ Café Granja La Esperanza

– Giá cà phê hôm nay, xem giá cà phê hôm nay chính xác

– Nghiên cứu mới: Cà phê giúp ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích

5/5 - (2 bình chọn)