Khám phá bước chuyển mình thương hiệu mang tên XLIII Coffee

TRẢI NGHIỆM | TIN TỨC

Tìm hiểu đa lợi ích từ mô hình trang trại cà phê

Ngày này, việc canh tác cà phê trong các khu vườn theo cách truyền thống dần trở nên cũ kĩ, khiến hạt cà khó có thể đạt được năng suất và chất lượng hạt cao. Vì thế mà những người nông dân đã sáng tạo nên nhiều loại mô hình trang trại cà phê khác nhau bằng kinh nghiệm và kiến thức lâu năm trong lĩnh vực này. Những mô hình này là gì, liệu chúng đem đến lợi ích gì cho người dân vùng trồng? Hãy trả lời những câu hỏi này cùng bài viết dưới đây của Xưởng

Người dân được hưởng gì từ những mô hình trang trại cà phê mới này?

Người dân được lợi gì từ mô hình trang trại cà phê?

 

Định nghĩa mô hình trang trại cà phê

 

Mô hình trang trại cà phê Specialty là một tổ chức trồng và kinh doanh cà phê tuỳ vào quy mô của từng nơi. Mô hình này có kế hoạch và định hướng cụ thể bao gồm việc trồng, thu hoạch cà phê và cả cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ quá trình trồng, sơ chế, bảo quản,…cà phê. Với hình thức trồng này, các nhà sản xuất chịu đầu tư nhiều hơn nhằm nâng cao giá trị của hạt cà phê.

Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy nếu người trồng biết cách chọn lựa, đổi mới loại mô hình cà phê sao cho phù hợp với điều kiện, khí hậu, đất đai ở vùng trồng  thì sẽ phát huy được hết thế mạnh của loại hình ấy cũng như đạt hiệu quả cao nhất. 

Cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều mô hình trang trại cà phê đã được áp dụng và đạt được thành công vang dội. Vậy nó bao gồm mô hình nào, cùng tìm hiểu bên dưới nhé! 

 

Những loại mô hình trang trại cà phê

 

Mô hình cà phê cảnh quan

 

Trong tình hình nhiều biến động như hiện nay, giá cả vật tư nông nghiệp hiện đã tăng đáng kể khiến cho người nông dân gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình đã chủ động thực hiện mô hình trồng cà phê cảnh quan theo hướng hữu cơ, nhờ đó mà đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Với loại mô hình này, người dân sẽ phân chia ra 3 tầng để trồng. Tầng cây cao nhất bao gồm cây ăn trái hoặc cây tiêu dùng để hứng nắng, che sương gió và điều hòa nhiệt độ trong vườn. Tầng trung là tầng chính dùng để trồng cà phê, và tầng thấp nhất sẽ là nơi thảm thực vật cỏ phát triển.

Mô hình cà phê cảnh quan với 3 tầng: cây ăn quả, cây cà phê rồi đến thảm cỏ 

Mô hình cà phê cảnh quan với 3 tầng: cây ăn quả, cây cà phê rồi đến thảm cỏ

Thảm thực vật đóng một vai trò rất quan trọng giúp chống xói mòn, giữ ẩm đất, cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ cho đất cũng như tạo môi trường cho vi sinh vật có lợi phát triển. “Lấy độc trị độc”, thay vì dùng thuốc diệt cỏ, người dân áp dụng thảm cỏ thực vật giúp tiết kiệm nước tưới tiêu do đã giảm được lượng nước bốc hơi và giữ ẩm, hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra tầng cao trồng cây ăn trái và hồ tiêu không chỉ để bảo vệ lớp cà phê bên dưới mà còn giúp tăng thêm thu nhập ngoài cây cà phê.

 

Để đảm bảo mô hình hướng theo hữu cơ, vùng đất trồng được lựa chọn không được nằm trong khu vực bị ô nhiễm của các xí nghiệp, khu dân cư. Khác với kiểu cách trồng cà phê theo truyền thống, các hộ dân thường trồng cây thành vùng đệm dọc các tuyến đường và vườn giáp ranh. Cách này chống nhiễm chéo giữa các vườn và giúp cây trồng phát triển tươi tốt hơn. 

Qua một thời gian canh tác, đầu tư chăm sóc tỉ mỉ, năng suất và chất lượng cà phê được nâng cao đáng kể, sản phẩm cây trái đa dạng hơn nên thu nhập của người dân áp dụng loại mô hình này cũng được nâng lên rất nhiều.

 

Mô hình cà phê kết hợp chăn nuôi

 

Trong những năm gần đây, nghề trồng cây cà phê đang gặp khó khăn do biến đổi khí hậu khiến nhiều người nông dân không có lãi, thậm chí lỗ nặng. Để khắc phục tình trạng này, người dân đã chi mạnh đầu tư chăn nuôi dưới tán cây cà phê. Mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt 3EM đã mở ra một chân trời mới tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong việc canh tác cây cà phê.

 

Giống gà được ưu tiên lựa chọn là gà lai chọi có trọng lượng lớn và thời gian sinh trưởng nhanh. Quy trình nuôi thả khá đơn giản, ban ngày thả ra vườn, tối chúng tự động về chuồng. 20 ngày đầu tiên cho ăn cám công nghiệp, sau đó cho ăn cám trộn bắp xanh, 2 tháng cuối thì chỉ cho ăn ngô. Nhờ có đàn gà, người nông dân có thể lấy chất thải bón trực tiếp cho cây cối, gà còn có tập tính vặt cỏ ăn nên không phải tốn công dọn vườn làm giảm chi phí đầu vào đáng kể. Mặt khác, gà thường bới đất tìm sâu bọ nên luôn khiến cho đất tơi xốp, màu mỡ tốt cho sự phát triển của cây. Đồng thời gà sẽ được tán cây cà phê bảo vệ khỏi nắng gắt mặt trời, che mát nên cũng ít bệnh hơn. Mối quan hệ cộng sinh giữa gà và cây cà phê cho đôi bên cùng có lợi.

Nhờ việc tận dụng triệt để thế mạnh này mà các hộ dân đã giảm đi đáng kể chi phí đầu vào, từ đó mà việc trồng cà phê đã có lãi cao hơn trước. Ngoài ra, người dân không những thu lợi nhuận từ việc trồng cà phê mà còn từ việc bán gà, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Áp dụng mô hình cà phê kết hợp nuôi gà đem lại lợi nhuận cao cho người dân

Mô hình trang trại cà phê kết hợp chăn nuôi gà

 

Mô hình trồng cà phê mới “ba lớp giống hai tầng cây”

 

Những năm qua, khi mà kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại và tiên tiến đòi hỏi ta phải luôn bắt kịp để đổi mới và phát triển thì mới có thể sinh tồn trong thị trường trồng cà phê khắc nghiệt này. Vì vậy mô hình trồng “ba lớp giống hai tầng cây” ra đời để có thể bắt kịp xu thế của thị trường.

Khác với cách truyền thống, mô hình sản xuất mới do “Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả” thử nghiệm này là phương pháp trồng tận 3 lớp cây giống cà phê – giống chín sớm (đúng vụ), giống cho thu hoạch hơi muộn và đặc biệt là giống cho thu hoạch muộn (gần như là trái vụ) . Đây được xem là mô hình sản xuất cà phê có triển vọng rất cao và hoàn toàn mới ở Việt Nam.

Mô hình “ba lớp giống hai tầng cây” đang mô hình sản xuất cà phê có triển vọng rất cao ở Việt Nam

Mô hình trồng cây 3 lớp giống 2 tầng cây

Dựa vào địa hình và đặc điểm sinh trưởng của các giống cà phê hiện có, người trồng sẽ cân nhắc từng loại giống thích hợp với kiểu địa hình riêng thích hợp. Ở khu vực trung tâm của trang trại giữa đỉnh đồi hoặc lưng chừng đồi được trồng các giống chín muộn; vòng giữa là các giống chín hơi muộn; và vòng ngoài cùng ở phía chân đồi là các giống chín đúng vụ. 

 

Phương pháp trồng của mô hình mới này: các giống cà phê chín muộn thường là các giống có khả năng chịu hạn cực kì tốt. Việc bố trí trồng các giống chín muộn trên vùng đất cao trên đỉnh đồi ở “vùng lõi” quanh sân phơi, gần lán trại là đúng đắn vì cây vẫn cho trái lớn, nhân đạt chuẩn. Ở “vùng đệm” lưng chừng đồi, nông dân thường sẽ trồng các giống có khả năng chịu hạn ít hơn. Kế tiếp, ở vòng ngoài cùng, vùng thấp nhất của quả đồi được bố trí trồng các giống ít có khả năng chịu hạn. Khi trái chín đúng vụ sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi hơn trong môi trường có độ ẩm còn lớn. Với cách trồng theo mô hình này, thời gian thu hoạch sẽ được kéo dài trong vòng từ 3 – 4 tháng.

Có rất nhiều điểm ưu thế khi thực hiện trồng theo mô hình này. Đầu tiên phải kể đến là làm giảm khối lượng công việc. Đồng thời, vì cà phê chín đến đâu thu hoạch đến đó nên giúp hạn chế nạn trộm cắp cà phê xảy ra ngày một rộng rãi để từ đó nâng cao chất lượng cà phê nguyên liệu. Điều đặc biệt, nhờ ở việc thu hoạch rải ra trong nhiều tháng, vườn cà phê “ba lớp” kiểu này còn có thể điều chỉnh được linh hoạt giá cả thị trường nếu thị trường trong nước và quốc tế vào vụ thu hoạch chính có nhiều biến đổi thất thường. 

Bằng cách thực hiện các mô hình trang trại mới này mà người dân có thể tận dụng tối đa chi phí, sức lao động nhằm cho ra hạt cà phê chất lượng cao, giá thành thấp. Mong rằng trong thời gian sắp tới, những mô hình xen canh hay kết hợp như thế này sẽ trở nên phổ biến và phát triển hơn nữa. 

5/5 - (2 bình chọn)