Thời điểm uống cà phê tốt cho phổi có thể bạn chưa biết
– TASTE THE ORIGIN –
Thời điểm uống cà phê có thể làm thay đổi công dụng của nó với sức khỏe con người. Trong các thời gian khác nhau, cà phê có thể đem lại những lợi ích khác biệt, thậm chí còn có thể gây nguy hại cho con người nếu không được sử dụng đúng cách. Vậy khi nào uống cà phê tốt cho phổi? Những người bị bệnh phổi có nên uống cà phê hay không? Cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Uống cà phê làm giảm tạm thời các triệu chứng hen suyễn
Caffeine trong cà phê có tác dụng tương tự thuốc giãn phế quản tên là theophylline. Đây là một loại thuốc cũ dùng để điều trị thở khò khè, tức ngực, giúp mở đường thở và cải thiện chức năng phổi cho người bệnh hen suyễn. Dùng một lượng vừa phải caffeine trước khi tập thể dục còn giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Những hiệu ứng này chỉ là tạm thời, chỉ kéo dài 2-4 giờ và không có tác dụng ngay sau khi uống.
Cà phê có thể làm giảm các triệu chứng hen suyễn trong thời gian ngắn nhưng không nên lạm dụng
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sĩ, người bệnh hen suyễn không nên sử dụng cà phê như một phương pháp điều trị bệnh do caffeine cũng có thể gây nhịp tim nhanh, khó ngủ, căng thẳng và kích động, trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng. Đây đều là những tác nhân gây ra các triệu chứng hen suyễn hoặc khiến bệnh tiến triển nặng.
Uống nhiều cà phê có thể gây ho
Caffeine khiến môi trường khoang miệng bị mất nước nhẹ, gây khô miệng, có thể làm kích ứng họng, gây ho. Ở một số người có cơ địa dị ứng, cà phê có thể làm tăng tiết chất nhầy ở cổ họng sau khi uống, gây phản xạ ho kèm theo các phản ứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, co thắt dạ dày, phát ban, nổi mề đay… Theo Học viện Dị ứng Hen suyễn và Miễn dịch học Mỹ, những biểu hiện này thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiêu thụ caffeine.
Uống nhiều cà phê có thể làm nặng tình trạng ho khan
Ngoài ra, tiêu thụ lượng lớn cà phê cũng có thể kích thích dạ dày tăng tiết axit dịch vị, suy yếu cơ vòng thực quản dưới dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Ước tính đây là nguyên nhân gây ra khoảng 25% các trường hợp ho mạn tính (kéo dài trên 8 tuần). Điều này xảy ra theo 2 cơ chế: axit trào ngược vào thực quản khiến cơ thể sinh ra phản xạ ho; hoặc dịch trào ngược di chuyển lên trên và đi vào đường thở, gây kích thích ho. Trào ngược thanh quản có thể gây kích ứng phổi và cổ họng, khiến người bệnh hô hấp thở khò khè, ho và tiết nhầy. Uống nhiều cà phê thường xuyên gây trào ngược axit kéo dài cũng dễ bị viêm họng, thanh quản, khiến người bệnh ho nhiều.
Thời điểm uống cà phê tốt cho phổi
Thời điểm uống cà phê tốt cho phổi là giữa buổi sáng khoảng 9-11 giờ. Caffeine sẽ làm tăng nồng độ hormone cortisol, giúp tăng cường sự tỉnh táo và tập trung.
Trên đây, 43 Factory Coffee Roaster đã giúp bạn đọc chỉ ra thời điểm uống cà phê tốt cho phổi. Bên cạnh đó, những người bị ho, có vấn đề về phổi hay đang ốm thì nên hạn chế uống cà phê để đảm bảo sự bình phục sức khỏe. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác.
Bài viết liên quan:
– Lần đầu tiên phát hiện tác động kép của ly cà phê sáng
– Việt Nam lần đầu xuất khẩu cà phê đặc sản sang Nhật Bản
– Đừng uống cà phê và đi bộ cùng lúc nếu không muốn tìm nhà vệ sinh gấp