Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

Ngăn chặn nạn phá rừng trong sản xuất cà phê

– PROTECT THE ORIGIN –

Nạn phá rừng xảy ra trên diện rộng gây ra những thiệt hại về môi trường như xói mòn đất, hiệu ứng nhà kính,… Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân chính khiến các mảnh rừng bị tàn phá là do sản xuất cà phê. Điều này có thực sự đúng? Cách giải quyết nạn phá rừng trong sản xuất cà phê là gì? Cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu nhé!

 

Thực trạng của nạn phá rừng

 

Nạn phá rừng là khái niệm chỉ việc loại bỏ cây cối trên diện tích đất rừng để thực hiện các mục đích nông nghiệp, công nghiệp hoặc thương mại. Theo ước tính của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc đã có tới 420 triệu ha rừng bị xoá sổ kể từ năm 1990. Hơn thế, cứ mỗi năm qua đi, diện tích rừng trung bình giảm khoảng 13 triệu ha. Trong đó các khu vực như Châu Phi, Nam Mỹ là các vùng đang diễn ra nạn phá rừng nghiêm trọng nhất. Nhiều diện tích rừng bị chặt bỏ, san phẳng khiến nhiều nơi xảy ra tình trạng sạt lở, xói mòn đất, nhiều công trùng, động thực vật quý hiếm gần như tuyệt chủng do không còn môi trường sống phù hợp. Thêm vào đó, cây xanh bị đốn hạ trên diện rộng làm mất độ che phủ và “bể hấp thụ carbon” từ nhiên khiến tình trạng biến đổi khí hậu càng trở nên nghiệm trọng.

nạn phá rừng trong sản xuất cà phê

 

Sản xuất cà phê có phải là nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng?

 

Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính gây nên nạn phá rừng là sản xuất cà phê. Họ nhận định hầu hết các vùng trồng cà phê thuộc khu vực nhiệt đới dọc theo Vành đai cà phê thường xuyên xảy ra các vụ phá bỏ cây cối để nhường chỗ cho cây cà phê. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có dữ liệu chính xác nạn phá rừng diễn ra ở đâu, khi nào và như thế nào. Thêm vào đó, việc phá rừng không chỉ để trồng cà phê, nó còn có thể phục vụ cho hoạt động mở rộng các khu công nghiệp, khai thác hay  xây dựng, cải tạo đô thị. Mức độ nghiêm trọng của nó cũng tùy thuộc vào diện tích, tuổi cây bị chặt và thuộc tính của cây (thuộc diện tích được bảo vệ, rừng tự nhiên, đất công cộng…). Vì thế, rất khó quy việc phá rừng cho các trang trại trồng cà phê. Thay vào đó, nhiều báo cáo chỉ ra rằng nguyên nhân đằng sau nạn phá rừng là do sự gia tăng dân số. Đất chật người đông nên nhiều diện tích đất rừng phải đốn hạ, quy hoạch thành không gian sống, xây dựng, trồng trọt phục vụ cuộc sống. Việc sản xuất cà phê chỉ là một trong những hệ quả xuất phát từ sự bủng nổ dân số và nhu cầu.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc phá bỏ cây để trồng cà phê mà không có các hoạt động bổ sung, cải tạo vẫn sẽ dẫn đến những hệ quả nghiệm trọng đối với hệ sinh thái. Ngoài ra một số trang trại cà phê không chặt cây lấy đất trồng cà phê nhưng họ lại thu gom gỗ, củi cho các hoạt động sản xuất khác. Tuỳ vào mức độ thiệt hại gây ra người ta có thể truy ngược lại trồng cà phê chính là nguồn gốc của việc phá rừng.

nạn phá rừng trong sản xuất cà phê

 

Làm thế nào để ngăn chặn nạn phá rừng trong sản xuất cà phê?

 

Mặc dù không phải nguyên nhân duy nhất gây nên nạn phá rừng, nhưng các công đoạn sản xuất cà phê vẫn chiếm tỷ lệ cao trong vấn đề này. Các bên liên quan đặc biệt là các chủ trang trại cà phê quy mô lớn, chuyên gia trong ngành cần quan tâm và có những sáng kiến giải quyết nạn phá rừng trong sản xuất cà phê. 

Jay Kling – Giám đốc Cà phê của Irving Farm New York cho biết, một trong những giải pháp tối ưu là thúc đẩy sự ý thức của nhà sản xuất bằng cách trả giá cao hơn cho các sản phẩm cà phê bền vững, canh tác theo các tiêu chuẩn bảo vệ rừng. Khi sản xuất cà phê mang lại nhiều lợi nhuận, nông dân sẽ tích cực áp dụng các biện pháp nông nghiệp tái tạo, phát triển rừng bền vững giảm thiểu nạn phá rừng.

Bên cạnh đó, các tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp hay cơ quan ban ngành có thẩm quyền có thể hợp tác chặt chẽ với nông dân để cải thiện nạn phá rừng. Bởi nhiều trường hợp, nhiều trang trại phá rừng đều đang có những nhu cầu và họ không hiểu hết các luật lệ có thể thực hiện trên mảnh đất mà họ đang trồng trọt. Nếu có thể truyền tải để những nông hộ hiểu những quy định, hoạt động có thể hoặc không thể thực hiện, nạn phá rừng có thể được cải thiện hơn. Chẳng hạn như Ilya Byzov – Nhà giao dịch định lượng tại Sucafina cho biết, đội ngũ của ông đã cộng tác với nông dân để xác định lý do tại sao họ phá rừng trên đất của mình. Sau đó ông tích cực đưa ra những lựa chọn hoặc chương trình nào khác có thể giải quyết nhu cầu của họ thay vì phá rừng.

Ngoài ra, trồng cà phê theo nông lâm kết hợp, tái trồng rừng cũng là một biện pháp tối ưu cho nạn phá rừng trong sản xuất cà phê. Nông dân có thể vừa trồng cà phê vừa trồng lại rừng bằng những cây bản địa. Hệ thống cây bao phủ hay xen kẽ trong đồn điền cà phê sẽ giúp ngành cà phê bền vững hơn.

nạn phá rừng trong sản xuất cà phê

Những biện pháp trên không hề đơn giản và dễ dàng. Như việc kết nối và truyền tải những kiến thức liên quan đến nạn phá rừng cho nông dân không phải là việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Nó cần một quá trình dài và toàn thể cộng cồng cùng nhau nỗ lực. Cùng ủng hộ những sản phẩm cà phê bền vững như XLIII Coffee – Thương hiệu tiền thân của 43 Factory Coffee Roaster để tiến tới tương lai xanh hơn nhé!

Nguồn: perfectdailygrind

Bài viết liên quan

Cà phê đặc sản và Hội An – Sự kết hợp đáng mong chờ

– Vunga #21135 – Lô cà phê mang năng lượng tích cực từ miền quê nhỏ

– Biến đổi khí hậu đe doạ đến sự sống của cây cà phê như thế nào?

Rate this news