Làm thế nào để sản xuất cà phê âm tính carbon?
– PROTECT THE ORIGIN –
Ở mọi công đoạn trong chuỗi cung ứng cà phê, bắt đầu từ trồng trọt, sơ chế, vận chuyển và rang, đều có sự giải phóng khí carbon dioxide vào khí quyển. Điều này làm tăng tình trạng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, ô nhiễm dẫn đến những hệ quả tiêu cực ảnh hưởng đến đến đời sống cộng đồng và ngành cà phê. Vậy làm sao để sản xuất cà phê âm tính Carbon? Cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu nhé!
Âm tính carbon là gì?
Theo Terrapass, Carbon âm nghĩa là hoạt động thải ra ít hơn 0 lượng carbon dioxide và khí nhà kính tương đương carbon dioxide (CO2e). Tuy nhiên, trong thực tế không thể thải ra một lượng carbon âm, nên thuật ngữ carbon âm dùng để chỉ lượng khí thải ròng tạo ra. Để trở thành carbon âm có nghĩa là thực hiện các hoạt động hấp thụ lượng khí thải hoặc tránh thải carbon đến mức loại bỏ nhiều CO2 hơn chúng tạo ra.
Mức độ thải khí CO2 trong sản xuất cà phê đang ở mức đáng báo động
Khí carbon dioxide (CO2) là nguyên nhân chính (khoảng 75%) dẫn đến tình trạng khí thải GHG toàn cầu (phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của con người làm tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu). Mức độ hiện tại của khí này đã vượt quá mọi kỷ lục trong lịch sử, chủ yếu do hoạt động của con người. Theo ước tính của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, nông nghiệp toàn cầu (bao gồm cả sản xuất cà phê) chiếm khoảng 10% đến 12% tổng lượng khí thải nhà kính (GHG) trên thế giới.
Danna Wasserman – một thương nhân và nghiên cứu sinh lớp Q tại Sucafina Specialty NA cho biết, trong sản xuất cà phê, phần lớn khí thải GHG xuất phát từ việc sử dụng phân bón và xử lý nước thải tại các trạm rửa. Một số phương pháp trồng trọt phải chặt phá rừng, thu hoạch, xay xát, phân loại cần sử dụng lượng nước, năng lượng, đất đai cũng thải ra một lượng khí thải đáng kể. Ngoài ra, công đoạn đóng gói, vận chuyển (bằng tàu, máy bay,…), rang cần tiêu thụ lượng lớn nguồn nhiên liệu, khí đốt cũng dẫn đến phát thải carbon.
Năm 2019, National Geographic ước tính, thế giới chỉ còn lại 1/5 tổng “ngân sách carbon” trước khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,5°C. Hoạt động của con người đang làm tăng đáng kể lượng Carbon dioxide, cùng với các khí nhà kính khác thải ra ngoài môi trường. Khi khí thải nhà kính vượt quá nồng độ cho phép sẽ làm mất dần tầng“rào cản” giữ nhiệt trong khí quyển và khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên. Điều này sẽ gây ra một loạt các tác động tàn phá môi trường, đe dọa đa dạng sinh học và dẫn đến thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn trên khắp thế giới. Cory Bush – Giám đốc điều hành tại Sucafina Specialty EMEA còn cho biết, các quốc gia sản xuất cà phê đang ngày càng phải đối mặt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt dường như có liên quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu. Nông dân trồng cà phê sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề như suy giảm sản lượng, chất lượng và diện tích đất trồng khi lượng khí thải carbon tăng nhanh như hiện tại.
Đâu là cách sản xuất cà phê âm tính carbon?
Trồng cà phê âm tính carbon là một quá trình lâu dài và nó đòi hỏi một kế hoạch chi tiết, bài bản và áp dụng các biện pháp bền vững. Hơn thế, theo lời của Ross Khaiitbaev – Giám đốc điều hành của Sucafina Specialty Australia, để đạt được âm tính carbon, nông dân cần được hỗ trợ để có tiếp cận với những phương pháp nông nghiệp bền vững. Ông cho biết, đội ngũ Sucafina đã làm việc với nông dân ở Kenya và phát hiện ra rằng một số nông dân đã bón phân quá mức cho cây trồng của họ hoặc sử dụng hỗn hợp các yếu tố đầu vào không phù hợp với nhu cầu của đất. Sau đó, ông đã hợp tác, hướng dẫn nông dân để các đồn điền có thể cắt giảm lượng khí thải đồng thời giảm chi phí đầu vào và tăng lợi nhuận cho họ.
Bên cạnh đó, phân bón hóa học có thể có lợi cho nông dân, nhưng về lâu dài, một số loại có thể làm thay đổi độ pH của đất. Khi độ pH đạt 5,5 (có tính axit), năng suất cây trồng có thể giảm mạnh. Hiện tượng hóa chất thấm vào nước ngầm có thể phá vỡ hệ sinh thái. Do đó các chuyên gia nên tập trung phát triển những phương pháp mới hạn chế việc sử dụng chất hoá học có hại cho môi trường. Ví dụ như tổ chức Rwacof đã phát triển một số sáng kiến có thể nâng cao chất lượng đất và thay thế phân bón hoá học. Họ tiến hành xây dựng một cơ sở sản xuất ruồi lính đen để sản xuất phân bón hữu cơ đồng thời tái chế chất thải hữu cơ và bã cà phê. Ruồi lính đen này phổ biến khắp thế giới và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, đội ngũ nhà Rwanda còn tận dụng những con giòi làm thức ăn chăn nuôi, làm phân trộn để tăng cường dinh dưỡng, độ xốp cho đất. Loại phân bón tự nhiên rẻ hơn và nó có một số lợi ích đối với lượng khí thải carbon. Chẳng hạn như nó được sản xuất tại địa phương thay vì vận chuyển từ một địa điểm xa xôi, loại bỏ chất thải từ các bãi chôn lấp để bảo vệ đất canh tác và giúp cô lập nhiều carbon dioxide hơn vào đất vừa giúp nông dân tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo giảm phát khí CO2 ra môi trường.
Ngoài ra, để giảm thiểu tối đa nông hộ sản xuất cà phê độc canh, nhà cung ứng, rang xay cà phê, người tiêu dùng nên ưu tiên, ủng hộ tìm nguồn cung ứng cà phê từ các trang trại bền vững. Chẳng hạn như nhà rang XLIII Coffee – thương hiệu phát triển từ tiền thân 43 Factory Coffee Roaster luôn tìm kiếm, lựa chọn các nông hộ sản xuất cà phê bền vững, hạn chế hết mức có thể giảm phát khí thải và tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng.
Vậy nên nếu bạn muốn ủng hộ và trải nghiệm cà phê đặc sản khắp nơi trên thế giới để hành tinh xanh hơn có thể chọn XLIII Coffee – Thương hiệu phát triển từ tiền thân 43 Factory Coffee Roaster nhé!
Nguồn: perfectdailygrind.
Bài viết liên quan:
– Đa dạng hoá trong canh tác cà phê
– Tìm nguồn cung ứng cà phê bền vững dài hạn- Giải pháp cho tương lai toàn ngành
– Giải thưởng CAC vinh danh những cá nhân tổ chức đóng góp cho ngành cà phê lần đầu tiên được tổ chức