Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

TRẢI NGHIỆM | TIN TỨC

Khám phá thương mại điện từ trong ngành phê

– TASTE THE ORIGIN –

Những cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cùng sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng đã khiến thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế toàn cầu. Theo Statista, từ năm 2014 đến 2021, doanh số thương mại điện tử toàn cầu đã tăng hơn 269%, và tới năm 2027 thị trường thương mại điện tử toàn cầu có thể trị giá gần 7.4 tỷ USD. Chính vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê dần mở rộng sang nền tảng trực tuyến để bắt kịp xu thế, tận hưởng miếng bánh mới hấp dẫn này. Cùng 43 Factory Coffee Roaster khám phá sự phát triển thương mại điện tử trong ngành cà phê qua bài viết này nhé!

 

Thương mại điện tử là gì?

 

Thương mại điện tử hay E-commerce được hiểu đơn giản là việc trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ qua Internet. Thông qua các nền tảng công nghệ, phương tiện điện tử (smartphone, Ipad, Laptop,…), doanh nghiệp hay người bán có thể tiếp thị tất cả các sản phẩm của họ từ ô tô, vé máy bay, thực phẩm đến cà phê tới người dùng ở khắp nơi trên thế giới một cách đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Qua đó, người tiêu dùng cũng có thể tiếp nhận thông tin, mua sắm, thanh toán dễ dàng hơn mà không cần gặp mặt trực tiếp.

 

Lợi ích của thương mại điện tử trong ngành cà phê

 

Theo số liệu bán hàng từ Amazon, cà phê là mặt hàng phổ biến nhất trong ngành thực phẩm và đồ uống năm 2018 với doanh số đạt khoảng 140 triệu USD. Điều này cho thấy thương mại điện tử thực sự là một thị trường béo bở đối với các nhà sản xuất, nhà cung ứng, rang xay cà phê. Hơn nữa, việc gia nhập vào thương mại điện tử rất dễ dàng vì dường như chỉ cần một website và một nhà kho để lưu trữ sản phẩm. Vậy nên, các doanh nghiệp trong ngành cà phê đã nhanh chóng thích ứng và tận dụng các kênh thương mại điện tử để quảng bá, bán sản phẩm, mở rộng việc kinh doanh của mình. Đây là một yếu tố then chốt để duy trì và phát triển thị phần trong một lĩnh vực cạnh tranh cao.

Matthew Berk – Giám đốc điều hành của Bean Box cho biết, các dữ liệu real time từ thương mại điện tử thực sự rất hữu ích cho việc kinh doanh. Doanh nghiệp có thể dựa vào đó để dự đoán nhu cầu cà phê, xu hướng hành vi của thị trường từ đó linh động hơn trong quá trình cung ứng, cách thức quảng bá sản phẩm cũng như điều chỉnh chiến lược kinh doanh và sản xuất của mình. 

Khi mở rộng kinh doanh qua thương mại điện tử, họ còn có thế tăng khả năng tiếp cận, chuyển đổi khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp các thông tin về cà phê của mình như mùi vị và độ rang trên nền nhiều nền tảng một cách thuận tiện và hiệu quả. Ngoài ra, việc xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu như Amazon, Etsy, Ebay,… giúp tăng độ uy tín, độ nhân diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo Jolene Zehnder – Giám đốc Bán hàng và Điều hành tại Mercon Specialty, thương mại điện tử cho phép nhà sản xuất, nhà cung ứng mở rộng thị trường dễ dàng hơn. Bằng cách ứng dụng các nền tảng internet họ có thể giao dịch với các nhà rang xay nhỏ lẻ khắp toàn cầu nếu xây dựng hệ thống tự động hoá vững mạnh. 

thương mại điện tử trong cà phê

 

Tại sao thương mại điện tử trở nên phổ biến trong ngành cà phê?

 

Việc chuyển đổi kinh doanh qua thương mại điện tử là một xu hướng tất yếu đối với ngành công nghiệp cà phê. Bởi người tiêu dùng cà phê ngày càng muốn mua hàng một cách tiện lợi và thương mại điện tử là giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh đó, thương mại điện tử cà phê là hình thức kinh doanh cà phê trực tuyến, cho phép các nhà rang xay, thương nhân và nhà sản xuất tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Các nền tảng thương mại điện tử cà phê có thể cung cấp các dịch vụ như bán cà phê nguyên hạt hoặc xay sẵn, giao hàng tận nơi, đăng ký gói cà phê hàng tháng hoặc theo yêu cầu, tư vấn chọn loại cà phê phù hợp với sở thích và thiết bị của khách hàng. Từ đó, người tiêu dùng có thể tìm kiếm, lựa chọn loại cà phê phù hợp với sở thích của họ một cách dễ dàng đồng thời biết được nguồn gốc và quy trình sản xuất của cà phê chính xác, thuận tiện hơn.

Ngoài ra, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhờ xu hướng sử dụng điện thoại thông minh ngày càng phổ biến trên toàn cầu. Theo Statista, ước tính rằng vào năm 2027 sẽ có gần 7,7 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh. Vì vậy, việc bán cà phê qua thương mại điện tử không chỉ là một lựa chọn mà là một yếu tố then chốt để thành công trong kinh doanh cà phê. Điều này không chỉ áp dụng cho các nhà rang xay và thương nhân mà còn cho cả một số nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ hành vi tiêu dùng trên toàn thế giới.  khi các cơ sở kinh doanh cà phê buộc phải đóng cửa do giãn cách xa hội, nhiều người dùng đã dẫn chuyển qua thưởng thức cà phê tại nhà. Theo Hiệp hội Cà phê Anh, có khoảng 20% người Anh tăng lượng cà phê uống tại nhà trong năm 2020. Điều này đã tạo ra cơ hội cho thương mại điện tử cà phê phát triển mạnh mẽ.

Một ví dụ về nền tảng thương mại điện tử cà phê thành công là Bean Box – một công ty có trụ sở tại Seattle, Mỹ. Bean Box được thành lập vào năm 2014 với mục tiêu mang đến cho khách hàng những loại cà phê rang xay tươi ngon từ các nhà rang xay địa phương. Khách hàng có thể đăng ký gói cà phê hàng tháng hoặc mua lẻ các loại cà phê khác nhau trên trang web của Bean Box. Matthew Berk – đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Bean Box cho biết, công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2020, doanh thu tăng gấp ba lần so với năm trước nhờ áp dụng thương mại điện tử. Thị phần của Bean Box cũng nhờ đó mà mở rộng từ Seattle ra khắp các vùng của nước Mỹ như Everett, Bellingham, California, Nevada, Arkansas.

thương mại điện tử trong cà phê

 

Sự phát triển của thương mại điện tử trong ngành cà phê

 

Jolene Zehnder – Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch của Mercon Specialty tin rằng bán cà phê trực tuyến sẽ có nhiều bước tiến vượt bậc trong tương lai. Bởi nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng cao và đa dạng sẽ thúc đẩy sự gia nhập của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê. Bện cạnh đó công nghệ, kỹ thuật cũng phát triển nhanh chóng giúp nâng cao hệ thống quản lý, theo dõi đơn hàng, tổng hợp thông tin trong thương mại điện tử càng nhanh nhạy, tiết kiệm hơn.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang bán cà phê trực tuyến không phải là dễ dàng, đặc biệt là với các nhà rang xay lớn vì có nhiều vấn đề liên quan đến logistics, thanh toán và chất lượng cà phê.  Đặc biệt là vào thời điểm tiêu thụ cà phê tại nhà đang tăng mạnh như hiện này, nếu các vấn đề trên không được giải quyết hợp lý các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thương mại điện tử sẽ phải đối mặt với sự chậm trễ, gián đoạn trong vận chuyển, cung ứng sản phẩm. Để cải thiện vấn đề này cần những công nghệ, phần mềm thương mại điện tử tiên tiến cung cấp thông tin chính xác nhất về tồn kho đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh cà phê cần nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận nhiều khách hàng quốc tế sao cho việc thu mua cà phê trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn. 

thương mại điện tử trong cà phê

Có thể thấy rằng, thương mại điện tử cà phê là xu hướng mới của ngành cà phê trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Thương mại điện tử trong ngành cà phê mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua như tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ giao dịch, mở rộng thị trường và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Bạn có thể trải nghiệm mua cà phê thương mại điện tử qua XLIII Coffee. Chỉ với một vài click đơn giản bạn có thể đặt mua dễ dàng các loại cà phê đặc sản yêu thích từ các vùng trồng khắp nơi trên thế giới, thanh toán trực tuyến và nhận hàng ngay tại nhà mà không cần bước chân ra khỏi cổng.

Đừng quên theo dõi 43 Factory Coffee Roaster để cập nhật nhiều thông tin về cà phê nhé!

Bài viết liên quan:

Cuộc thi “Coffees Roasted at Origin” lần thứ 9 của AVPA sắp diễn ra tại Paris

Canh tác cà phê hoang dã có ý nghĩa như thế nào đối với ngành cà phê?

Tại sao phân loại cà phê nhân xanh lại quan trọng? Làm thế nào để tiêu chuẩn hoá việc phân loại?

5/5 - (1 bình chọn)