Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

TRẢI NGHIỆM | TIN TỨC

HAI PHƯƠNG DIỆN

TRONG MỘT TÁCH CÀ PHÊ

Trong ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn uống, rốt cuộc cần phải có năng lực gì? Vì sao hiện nay các nhân viên phục vụ, đầu bếp, barista và bartender ngày càng mất đi giá trị và thiếu năng lực làm việc trong mắt mọi người?

Nhiều người thường nghĩ công việc tiếp đãi và phục vụ trong ngành dịch vụ là một ngành không có tiền đồ. Đầu tiên, làm việc trong lĩnh vực này không yêu cầu kỹ năng hay kiến thức nào đặc biệt, yêu cầu học vấn không quá quan trọng. Ngưỡng cương vị cũng cực kỳ thấp, đây cũng là lý do vì sao học sinh và sinh viên mới ra trường chọn dạng công việc như thế này đầu tiên. Tiếp theo, ngành dịch vụ cũng không được huấn luyện và đào tạo ở mức cao như bác sỹ, kế toán hay quản lý, cả ngành bị thiếu đi thái độ tiêu chuẩn và nghiêm túc.

Trước hết, tôi đứng vào vị trí là một barista, quan sát những vấn đề này từ góc độ của họ. Là một người yêu cà phê, họ biết rất nhiều kiến thức về cà phê, biết làm sao pha ra một tách cà phê khiến khách hàng ưng ý, song thu nhập của họ lại rất thấp. Cà phê là một thương phẩm vô cùng thú vị, có thể nhiều người sẽ bảo “Chỉ là một tách cà phê thì có khó gì?”, thế nhưng barista cần phải nắm vững mọi kiến thức về cà phê, cũng như người bình phẩm rượu cần phải biết rõ mọi kiến thức về rượu vang vậy. Ngoài ra, họ còn phải liên tục kích thích và dẫn dắt khách hàng tiêu dùng, họ phải cho người tiêu dùng biết đặc điểm và cách chế biến của từng loại hạt cà phê… Qua quá trình ấy, ngày càng có nhiều người không còn sử dụng loại cà phê thương phẩm tràn lan nữa, mà sẽ yêu thích cà phê chất lượng cao và có thể tìm được loại cà phê cùng mùi vị mình yêu thích.

Trong vòng 5 năm trước, cùng với việc hiểu biết về cà phê của khách hàng được nâng cao, nhiệt huyết trong các barista cũng tăng cao chưa từng có. Trong các quán cà phê ngày nay thường có 2 dạng barista. Một dạng điềm nhiên chấp nhận hiện thực với mức lương thấp – dạng barista này nhiều cảm tính hơn. Với họ, thiết bị cà phê cao cấp và hạt cà phê chất lượng cao hấp dẫn hơn nhiều so với lương cao, họ có cảm giác tự hào và hài lòng từ việc ấy. Còn với chủ cửa hàng mà nói, những barista này có thể cung cấp cho khách hàng cà phê ngon hơn, sự phục vụ tốt hơn và sự trải nghiệm tuyệt vời hơn, sẽ cho họ cảm giác chất lượng xứng đáng với giá tiền, đây cũng là điều mà họ xem trọng. Dạng barista còn lại thì thường làm việc trong những quán cà phê bình thường, các quán cà phê này thường không sử dụng thiết bị chất lượng cà hạt cà phê ưu tú, nhưng giá cà phê lại không hề thấp. Vì thế, đôi lúc giá cả lại không thực sự phản ánh đúng chất lượng thương phẩm.

 

Theo số liệu của Euromotion

Do văn hoá thị trường cà phê phát triển nhanh chóng, việc buôn bán hạt cà phê năm 2017 đã có sự tăng trưởng vượt bậc, trong giai đoạn này, sự cạnh tranh giữa các quán cà phê cũng trở nên gay gắt hơn, hiện tại các cà phê chủ yếu dựa vào việc cung cấp giá cả phải chăng để giành được nhiều thị phần hơn trên thị trường.

 

Mặc dù những quán cà phê cao cấp không cho barista mức lương quá cao, nhưng họ có thể liên tục kích thích, và cổ vũ bằng kiến thức về cà phê, trang thiết bị tối tân và những hạt cà phê đa dạng mùi vị. Một vài quán cà phê độc lập đang suy nghĩ việc theo đuổi chất lượng sản phẩm sông song với lượng tiêu thụ. Còn những quán cà phê có sản phẩm tương đối và chú trọng lượng tiêu thụ hơn thì mức lương lương trung bình của barista tương đối cao, song điều này cũng có nghĩa là bọn họ có thể phải thường xuyên tiếp xúc với máy móc chất lượng khá kém, sản phẩm hầu như không thể diễn tả chất lượng. Mà thông thường những người lựa chọn đến các quán cà phê này đa số là học sinh và thanh niên.

Thay đổi góc nhìn snag toàn ngành, các quán cà phê có thể được chia thành 3 loại. Quán cà phê loại 1, họ chỉ nghĩ cách để không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, bán được nhiều sản phẩm hơn, mà không hề để ý đến bản thân sản phẩm và trang thiết bị, đồng thời cũng thiếu đi việc thúc đẩy động lực từ bên trong nhằm phát triển ngành nghề. Các quán cà phê dạng này thường là chuỗi kinh doanh, mặc dù kiến thức về sản phẩm của họ là nửa vời, nhưng với lượng lớn chuỗi cửa hàng và doanh số đã giúp họ đảm đương được chi phí tiếp thị và quảng cáo khổng lồ. Quan sát từ góc độ toàn ngành, những cửa hàng dạng này sẽ làm cản trở bước tiến và sự phát triển trong toàn ngành, họ sẽ dẫn dắt người tiêu dùng đến những hiểu biết sai lệch về sản phẩm. Song điều không may là những chuỗi cửa hàng cà phê này lại có số thị phần cực lớn trong toàn bộ thị trường.

Quán cà phê loại 2 lại đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Ngoài chất lượng sản phẩm cà phê, họ còn rất quan tâm đến thiết bị cà phê. Đa số quán cà phê dạng này thường có tính chuyên nghiệp cao, đồng thời cũng phát triển bền vững. Những điều này không chỉ do động lực vốn có của những barista làm việc tại các quán cà phê này, mà còn do tình cảm gắn bó với cà phê của chủ quán. Họ sẽ ủng hộ và hỗ trợ barista tham gia các cuộc thi về cà phê tổ chức trong và ngoài nước, thậm chí còn giúp họ chi trả chi phí tham gia cuộc thi. Cũng chính nhờ sự hợp tác đắc lực của những quán cà phê này, số lượng tuyển thủ tham gia cuộc thi barista những năm gần đây cũng tăng rõ rệt.

Việc tham gia các cuộc thi đối với barista là quá tình giúp kiểm tra và nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng chuyên nghiệp của bản thân. Nếu muốn trở thành một barista xuất sắc, song song với việc được khách hàng công nhận, cũng cần có được sự khẳng định từ ban giám khảo chuyên nghiệp. Khi barista có được sự công nhận từ các giới chuyên môn bằng chính nỗ lực của mình bỏ ra, khi các chủ quán có được các barista đã trải qua thi đấu với sức sáng tạo tràn đầy, nếu may mắn đạt được thứ bậc trong các cuộc thi và được các phương tiện truyền thông đưa tin, quán cà phê sẽ nhờ như vậy mà thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Cuối cùng, loại thứ 3 là những quán cà phê mới nổi đang trong giai đoạn phát triển. Những quán cà phê dạng này thường sẽ mua trang thiết bị đơn giản tiện lợi, giá rẻ trong giai đoạn đầu mới mở, nhưng họ cũng rất chú trọng đến chất lượng hạt cà phê, đồng thời cũng chú trọng dịch vụ, chọn địa chỉ và chất lượng. Một mặt, nhờ vậy mà họ nhanh chóng thu lại được vốn đầu tư; mặt khác, trong quá trình này, họ có thể lục cải thiện thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và buôn bán, đồng thời cho barista đầy đủ cơ hội sáng tạo, để họ pha ra những tách cà phê ngon hơn cho khách hàng.

 

“Thực tế, người cuối cùng quyết định quán sẽ đi theo con đường nào chính là khách hàng”

 

Trong giai đoạn hiện tại, về mặt số lượng các quán cà phê quan tâm đến chất lượng cà phê vẫn còn thua xa các quán chú trọng lượng tiêu thụ, nhưng do nhóm khách hàng trong bộ phận này còn hạn hẹp, nên nhìn từ tổng thể, số lượng ấy vẫn đủ làm hài lòng nhu cầu của khách hàng thị trường. Ngoài ra, các buổi triển lãm và nghiên cứu thảo luận về cà phê cũng đang không ngừng thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Ở buổi triển lãm, khách tham quan sẽ học được những kiến thức về cà phê, doanh nghiệp tham gia cũng không giới hạn ở những công ty lớn, mà các quán mới nổi như quán cà phê và cửa hàng rang xay quy mô nhỏ,… cũng có thể tham gia. Họ tổ chức đủ mọi cuộc thảo luận nghiên cứu và các hoạt động đào tạo cùng ban tổ chức buổi triển lãm, ví dụ như “Làm cách nào pha cà phê tại nhà”, “Làm sao để chuẩn bị loại cà phê ngon ở nhà”,… Qua những phương pháp và đường lối như thế, khách hàng sẽ được uống cà phê chất lượng cao tại nhà, đồng thời, số lượng khách hàng yêu cầu chất lượng về cà phê cũng ngày càng nhiều hơn, những quán cà phê chỉ quan tâm lượng tiêu thụ và kiếm lời cũng sẽ phải xem lại lập trường và quan điểm vốn có của mình, từ đó điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh. Việc chọn lựa phương thức kinh doanh có thể là quyền riêng của quán cà phê, nhưng trên thực tế, người cuối cùng quyết định quán sẽ đi theo con đường nào chính là khách hàng, và người chứng minh con đường ấy là đúng đắn trước sau vẫn là khách hàng.

 


 

Nguồn tham khảo:  Tạp chí Coffee t&i – tập 05/2018

Rate this news