Cơ hội nghề nghiệp trong ngành cà phê. Việc làm ngành cà phê
– TASTE THE ORIGIN –
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành cà phê. Việc làm ngành cà phê là gì? Cà phê là thức uống quen thuộc với người Việt nhưng có lẽ không có nhiều người biết các việc làm trong ngành này. Nếu bạn yêu hạt cà, muốn làm việc với nó thì cơ hội nào sẽ đến? Cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu nhé!
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành cà phê
Ngành cà phê đang dần phát triển và đem lại nhiều lợi nhuận, cụ thể ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân. Cùng với sự quan trọng của ngành này, những nghề nghiệp bên trong nó cũng nhận được nhiều sự quan tâm.
Việc làm ngành cà phê
Nhắc đến các việc làm trong cà phê, nhiều người chỉ biết đến những người nông dân bận rộn với rẫy cà phê. 43 Factory sẽ gửi đến bạn đọc những nghề nghiệp phổ biến trong ngành này.
Canh tác cà phê
Cà phê đã được trồng ở Việt Nam từ rất lâu nhưng trong khoảng 30 năm trở lại đây mới thực sự có những bước chuyển mình. Người trồng cà phê yêu cầu phải nắm vững kiến thức và hiểu về những đặc tính của loài cây này. Từ quy trình trồng, còn phải chú ý đến chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế và bảo quản cà phê… Tất cả đều phải được thực hiện đúng phương pháp để đảm bảo đầu ra của hạt cà phê.
Thu mua cà phê
Đây là một ngành nghề tiềm năng song nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế. Người thu mua cà phê vừa phải thẩm định chất lượng để đảm bảo việc giao dịch đạt hiệu quả, vừa là cầu nối giữa các công ty thương mại, cửa hàng cà phê, với người sản xuất cà phê.
Ngoài yêu cầu kỹ năng chuyên môn, hiểu xu hướng thị trường, tính chất của nghề nghiệp này là phải thường xuyên di chuyển để làm việc với các nông trại, đồn điền, hoặc các tổ chức trung gian khác. Vậy nên nghề này sẽ mang lại những trải nghiệm đa dạng, những sự cập nhật liên tục và nhiều niềm vui thú vị cho những ai thực sự đam mê cà phê.
Rang cà phê
Có nhiều phương pháp rang cà phê khác nhau, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng định hướng. Người rang cà phê phải nắm rõ các kỹ thuật, đặc điểm của hạt cà. Đó phải là một người tỉ mỉ, cẩn thận, hiểu rõ từng quy trình rang, thời điểm tiếng nổ đầu tiên, nhiệt độ rang,…
Kiểm soát chất lượng cà phê
Đây là bộ phận kiểm soát, kiểm định chất lượng hạt cà phê trước khi nó được đưa đến tay người tiêu dùng. Cũng là công việc thẩm định cà phê như các chuyên gia thu mua nhân xanh, nhưng QC thiên về thẩm định thành phẩm sau khi rang. Tức là nhận trách nhiệm đánh giá các mẫu cà phê sau khi được thực hiện bởi những người thợ rang, đảm bảo tính ổn định của nó.
Pha chế cà phê – Barista
Những thành phẩm cà phê sau khi rang phải được pha chế theo các công thức, dưới sự kết hợp theo tiêu chuẩn của lượng nước, nhiệt độ,… mới tạo ra được hương vị đúng chuẩn với yêu cầu của khách hàng.
>>> Để tìm hiểu nhiều hơn về Barista, mời các bạn tham khảo bài viết: Nghề pha chế cà phê là gì? Các điều kiện của một barista chuyên nghiệp
Cơ hội phát triển của ngành cà phê
Một bệ đỡ vững chắc cho nhân công ngành cà phê chính là sự bền vững, ổn định của toàn ngành. Hiện nay, ngành cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thuận lợi nhiều thị trường trên thế giới đang mở cửa và dành cho chúng ta những ưu đãi về thuế. Các thông tin chi tiết được đưa ra tại bài: Triển vọng cho ngành cà phê Việt Nam
Theo dõi 43 Factory Coffee Roaster để biết thêm các thông tin cà phê hữu ích khác!
Bài viết liên quan: