Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

TRẢI NGHIỆM | TIN TỨC

Chỉ dẫn địa lý cà phê – Bước tiến mới nâng tầm giá trị ngành cà phê

– DESCRIBE THE ORIGIN –

Cà phê có chỉ dẫn địa lý đang là một trong những xu hướng phát triển quan trọng được một số quốc gia đặc biệt quan tâm như Colombia với chỉ dẫn cà phê Cafe de Colombia, Jamaica với cà phê Blue Mountain, Guatemala với cà phê Antigua, Hawaii (Mỹ) với cà phê Kona, Ethiopia với Harrars và Yirgacheffes, Tanzania với cà phê Kilimanjaro,…Đặc biệt, trong thị trường cà phê đặc sản, cà phê mang chỉ dẫn địa lý còn có giá trị kinh tế rất cao và vô cùng khan hiếm. Chỉ dẫn địa lý cà phê là gì? Cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu nhé!

 

Chỉ dẫn địa lý cà phê là gì?

 

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

 

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý (GI) là chứng nhận dành cho các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ mang đặc điểm riêng biệt của một khu vực (địa phương, quốc gia) nhất định. Hệ thống GI đã có từ những năm đầu thế kỷ 20, bắt nguồn từ nước Pháp với tên gọi d’origine contrôlée (AOC). Nó thường được sử dụng cho các loại rượu vang và pho mát đặc trưng của Pháp. Năm 1992, Liên minh Châu Âu đã phê chuẩn khuôn khổ “chỉ định xuất xứ được bảo vệ” (PDO) để hỗ trợ các hệ thống GI cho tất cả các quốc gia thành viên.

Thông thường, để được cấp chứng nhận GI, sản phẩm phải tuân theo các tiêu chí nhất định về nguồn gốc và quy trình sản xuất. Chẳng hạn như nhiều loại rượu vang được bảo vệ GI trên toàn thế giới phải được sản xuất với tỷ lệ nho cao từ một vùng trồng trọt nhất định. Những loại nho này đại diện cho terroir của khu vực và cung cấp một thành phẩm có hương vị đặc biệt chỉ có ở khu vực đó. Hay như để chính thức mang tên pho mát Roquefort, loại phô mai này phải được đảm bảo làm từ sữa của giống cừu Lacaune và được ủ trong các hang động tự nhiên gần Roquefort-sur-Soulzon, Aveyron. Điều này là do một loại nấm mốc nhất định chỉ được tìm thấy trong đất của những hang động này mang lại cho pho mát Roquefort hương vị đặc trưng.

 

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê

 

Cà phê là một sản phẩm có thể được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (GI) nếu nó có nguồn gốc từ một quốc gia hoặc khu vực đặc biệt. Điều này có nghĩa là cà phê GI chỉ được trồng và chế biến ở một khu vực nhất định và mang những đặc trưng không thể bắt chước ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Ví dụ như các nhãn cà phê GI nổi tiếng là Café de Colombia, Jamaica Blue Mountain, Sơn La của Việt Nam,…

Chỉ dẫn địa lý cà phê

 

Làm sao để cà phê có chứng nhận Bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

 

Chứng nhận chỉ dẫn địa lý được cấp cho những sản phẩm có chất lượng nội tại gắn liền với vùng trồng hoặc khu vực sản xuất cụ thể. Vì thế, để có chứng nhận Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê, khu vực sản xuất cà phê cần sở hữu những đặc điểm riêng biệt và khác biệt so với các khu vực khác. Ngoài ra, các nhà sản xuất phải chứng minh rằng các phương pháp canh tác của họ là nhất quán và duy nhất, đồng thời xuất trình đầy đủ, toàn diện các tài liệu ứng dụng liên quan cho cơ quan hành chính.

Như để đạt được chứng nhận GI cho cà phê Sơn La, Việt Nam, cà phê phải được trồng trên vùng đất có đặc điểm địa lý thuận lợi, độc đáo nhất khu vực như: sườn núi cao, độ dốc lớn, đất đai phì nhiêu, khí hậu độc đáo, nhiệt độ biến chuyển liên tục giữa ban ngày và ban đêm. Người nông dân phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về thực hành nông nghiệp và sau thu hoạch như hái quả anh đào khi chín mọng để có hạt cà phê ngon nhất, thu hoạch cà phê bằng tay để tránh làm tổn thương quả và hạt cà phê hay trồng cây che bóng để bảo vệ cây cà phê khỏi nắng gắt và giúp canh tác bền vững.

Chỉ dẫn địa lý cà phê

 

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý năng tầm giá trị ngành cà phê

 

Các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý (GI) đang ngày càng được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là ở EU. Theo thống kê, năm 2020, doanh thu bán hàng của các sản phẩm GI tại EU đạt 74,76 tỷ Euro chiếm phần lớn trên tổng doanh thu thị trường thực phẩm và đồ uống toàn cầu. Sự chào đón nồng nhiệt của các sản phẩm có chứng chỉ GI đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành cà phê. Điển hình như sự thanh công của cà phê Sơn La – một sản phẩm cà phê GI của Việt Nam. Từ khi được công nhận GI vào năm 2018, cà phê Sơn La đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong thị trường quốc tế. Ông Đức – một cán bộ cấp cao tại Công ty Minh Tiến Coffee, Sơn La cho biết, Minh Tiến sản xuất khoảng 22.000 – 25.000 tấn cà phê nhân xanh mỗi năm. Trong đó, nhờ có đạt được chứng nhận GI, khoảng 90% tổng sản lượng đươc xuất khẩu sang Đức. Phần còn lại được xuất khẩu sang Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Theo ông Vũ Việt Thắng – Giám đốc của công ty Phúc Sinh Coffee tại Sơn La, cà phê đạt chứng nhận GI giúp tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho sản phẩm. Cà phê GI rất có lợi khi muốn giới thiệu sản phẩm cho khách hàng mới và thị trường mới. Nó giúp xây dựng uy tín cho quốc gia, khu vực sản xuất cà phê và niềm tin yêu thương hiệu của doanh nghiệp cung ứng. Ngoài ra, cà phê GI còn là minh chứng sáng giá cho cà phê chất lượng cao nên có thể mang lại cho nông dân những cơ hội mới trên thị trường. Nhờ đó, nông dân có thể có thu nhập ổn định hơn và góp phần vào sự bền vững của chuỗi cung ứng.

Chỉ dẫn địa lý cà phê

 

Chỉ dẫn địa lý cà phê là chưa đủ để nông dân sản xuất cà phê bền vững

 

Chứng chỉ GI là một lợi thế cho cho phép nông dân khẳng định chất lượng cà phê của họ trên thị trường quốc tế, nhưng không phải là giải pháp toàn diện cho các vấn đề bền vững của ngành cà phê. Ông Đặng Văn Thịnh – Giám đốc Công ty TNHH Cà phê Sơn La, một trong những đơn vị sản xuất cà phê arabica có GI cho biết, hiện nay, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các khu vực trồng cà phê có GI và không có GI. Nhiều khách hàng cũng chưa biết đến thương hiệu cà phê arabica Sơn La. Điều này gây khó khăn cho nông dân, nhà sản xuất khi tiếp cận các thị trường mới. Hơn nữa, việc trồng cà phê GI chưa mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân. Hệ thống đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc vẫn còn chưa chặt chẽ để có thể kiểm soát chất lượng cà phê.

Ông Đặng Văn Thinh còn cho biết, để nâng cao thu nhập và bền vững cho nông dân trồng cà phê, việc có chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (GI) là chưa đủ. Cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý chất lượng cho toàn bộ chuỗi giá trị cà phê. Đặc biệt, cần nâng cao quy trình xử lý nước thải và sản phẩm phụ để bảo vệ môi trường và giảm ô nhiễm nước. Tuy nhiên, chi phí cho các biện pháp này rất cao, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên liên quan. Ngoài ra, việc thu hoạch cà phê cũng cần được cải thiện để đảm bảo quả chín đều và giảm thất thoát sau thu hoạch. Chỉ khi có một hệ thống đảm bảo chất lượng từ trồng trọt đến thu hoạch mới có thể tạo ra sản phẩm cà phê hữu cơ, bền vững cho nông dân trồng cà phê.

Chỉ dẫn địa lý cà phê

Đạt chứng chỉ GI là một khởi đầu tốt, nhưng cải thiện khả năng tiếp cận của nó trên quy mô quốc tế mới là chìa khóa nếu sản xuất cà phê trong khu vực trở nên bền vững nhất có thể. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến hương vị của cà phê, mà còn muốn biết rõ nguồn gốc và quá trình sản xuất của nó. Sự minh bạch của GI có thể đóng vai trò là một cây cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp tăng niềm tin và sự gắn kết giữa hai bên. Tuy nhiên, để GI có thể phát huy tối đa hiệu quả của mình, cần có những chiến lược và hỗ trợ phù hợp từ các bên liên quan. Cùng 43 Factory khám phá những điều này qua những bài viết tiếp theo nhé!

Nếu bạn muốn thưởng thức những hạt cà phê chất lượng cao, canh tác theo khoa học bền vững và có thể biết tường tận nguồn gốc từ vùng trồng, nông hộ, cách thức sản xuất, chế biến, hãy ghé XLIII Coffee nhé!

XLIII Coffee phát triển từ tiền thân 43 Factory Coffee Roaster chuyên cung cấp các loại cà phê đặc sản chất lượng cao với SCA từ 85 trở lên từ các vùng trồng bền vững khắp nơi trên thế giới.

Nguồn: perfectdailygrind

Bài viết liên quan:

Cập nhật kết quả từng vòng của Giải Vô địch Cà phê Thế giới (World Coffee Championships)

Cerro Azul – Hạt cà phê giữa ngọn đồi xanh của Colombia

Tại sao phân loại cà phê nhân xanh lại quan trọng? Làm thế nào để tiêu chuẩn hoá việc phân loại?

Rate this news