CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN
VÀ SỐ HÓA TRONG NGÀNH CÀ PHÊ
Ngành cà phê ngày càng rộng lớn đã và đang hướng đến sự phát triển bền vững ở mỗi khâu của chuỗi cung ứng. Giảm thiểu lượng chất thải tiêu thụ và chuyển sang sử dụng bao bì phân huỷ sinh học là những ưu tiên hàng đầu trong ngành.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mang đến những tác động lâu dài bằng cách thực hiện các mô hình tuần hoàn bền vững và số quá các quy trình chính của ngành.
Tìm hiểu thêm về mô hình kinh tế tuần hoàn, một số ví dụ trong việc áp dụng và cách mô hình thúc đẩy số hoá.
MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN LÀ GÌ?
Để hiểu rõ mô hình kinh tế tuần hoàn là gì, chúng ta cần xem xét với mô hình thay thế: mô hình kinh tế tuyến tính.
MÔ HÌNH TUYẾN TÍNH
Mô hình này là quá trình biến tài nguyên thành chất thải, do đó tất yếu sẽ dẫn tới cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Hãy lấy sản xuất điện thoại di động làm ví dụ: Một công ty lấy nguyên liệu thô để chế tạo một chiếc điện thoại di động. Sau đó, họ bán nó. Điện thoại sau khi được đưa vào sử dụng trong một khoảng thời gian, bị hỏng hoặc trở nên lỗi thời, chủ của chiếc điện thoại sẽ vứt bỏ nó.
Mô hình tuyến tính này tập trung vào việc tiêu thụ tài nguyên, và kết quả nó dẫn đến tình trạng không bền vững. Điều đó vô cùng lãng phí, đặc biệt ở giai đoạn cuối, vì sản phẩm bị thải bỏ hoàn toàn và thường không được tái chế.
MÔ HÌNH TUẦN HOÀN
Mô hình tuần hoàn có cơ sở là tự đổi mới. Nó là một chu kỳ, chứ không phải là một chuỗi các quá trình có bắt đầu và kết thúc. Thay vì loại bỏ một sản phẩm hoặc phụ phẩm lỗi thời, mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới việc tái chế, sửa chữa, tân trang hoặc thậm chí là phát minh lại.
Trong ngành cà phê, một số công ty trong quá trình hoạt động đang tìm cách giảm thiểu chất thải. Ở cấp độ nông trại, thân cây cà phê được cắt tỉa và sử dụng để làm nguyên liệu cho lò sấy cà phê. Bã cà phê được dùng làm phân bón hoặc sản xuất trà cascara. Một số công ty thậm chí còn phát triển vỏ bao bì cà phê có thể phân hủy hoặc tái sử dụng hay cốc từ bã cà phê đã qua sử dụng hoặc vỏ cà phê.
LỢI ÍCH ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
Bằng cách triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, chúng ta có thể cải thiện tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Bằng cách này, có thể cung cấp cho nông dân khả năng đầu tư và phát triển trang trại.
Khi các trang trại phát triển và cải thiện cả năng suất và chất lượng, các nhà sản xuất có thể cam kết thu mua với số lượng ngày càng tăng. Điều này giúp nông dân có thêm thu nhập, có khả năng trang trải chi phí để đầu tư và vận hành mô hình tuần hoàn.
MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở ĐÔNG PHI
Ngày nay, hàng triệu nhà sản xuất cà phê ở Đông Phi đang rơi vào tình thế nguy cấp. Đây là hệ quả của một số vấn đề, bao gồm năng suất thấp, thiếu khả năng tiếp cận tín dụng, khó tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng yếu kém, giá cà phê thấp và nhiều yếu tố khác.
Sucafina là công ty rang xay cà phê bền vững hàng đầu có trụ sở tại Thuỵ Sĩ. Công Ty hoạt động ở khắp Đông Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Để hỗ trợ nông dân Đông Phi, Sucafina đã tạo ra Sáng kiến Trung tâm Nông dân.
Trung tâm Sáng kiến Nông dân được thiết kế như một mô hình tuần hoàn, bền vững, giúp nông dân tiếp cận tốt hơn với các nguồn lực và hàng hóa. Cách thực hiện và hình thức vận hành theo nhiều cách khác nhau dựa trên văn hoá và tình hình ở mỗi quốc gia.
Tôi đã nói chuyện với Justin Archer, COO của Sucafina về Đông Phi & Quản trị Bền vững, để hiểu cách hoạt động của sáng kiến. Anh ấy nói: “Chúng tôi làm việc theo vòng lặp với nông dân. Chúng tôi mua cà phê từ nông dân và cũng cung cấp các dịch vụ và hàng hóa cần thiết với giá ưu đãi cho cộng đồng. Đó là hình thức tuần hoàn mà chúng tôi muốn nói đến với mô hình này”.
Mô hình tuần hoàn này cũng trao quyền cho người sản xuất sử dụng tài sản của họ trong suốt cả năm. Bằng cách đó, nông dân tạo ra và giải phóng thêm thu nhập, trang trải chi phí hiệu quả hơn. Điều này tạo ra một chu kỳ bền vững hơn.
Darshit Shah là Trưởng bộ phận Dự án Chiến lược tại RWACOF, một nhà xuất khẩu cà phê Rwanda thuộc Tập đoàn Sucafina. Ông nói: “Các hoạt động của chúng tôi tại mỗi quốc gia Đông Phi được điều chỉnh cho phù hợp với các động lực chuỗi cung ứng đa dạng của mỗi quốc gia.
“Do đó, việc đáp ứng các nhu cầu của người nông dân và cách tiếp cận của chúng tôi ở mỗi quốc gia này đều được chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, chủ đề chung của các sáng kiến Farmer Hub là tạo ra tác động tích cực đến sinh kế của người trồng cà phê. ”
Sáng kiến Trung tâm Nông dân được phát triển để hỗ trợ nông dân ở các nước sản xuất cà phê ở Đông Phi, bao gồm Rwanda, Kenya và Burundi.
CỬA HÀNG TẠP HÓA TRONG CÁC TRẠM SƠ CHẾ ƯỚT Ở BURUNDI
Burundi là nơi có khoảng 600.000 trang trại cà phê quy mô nhỏ.
Tôi đã nói chuyện với Luis Garcia, Giám đốc Quốc gia của Tập đoàn Sucafina ở Burundi. BUGESTAL, chi nhánh trạm sơ chế ướt cà phê của Sucafina ở Burundi, làm việc với một đối tác địa phương, người cũng sở hữu tư nhân các trạm rửa ở vùng nông thôn Burundi.
Luis cho biết: “Thông qua sáng kiến Trung tâm Nông dân Sucafina Đông Phi, dự án của chúng tôi ở Burundi xoay quanh việc cung cấp hàng hóa cơ bản với giá bán buôn cho cộng đồng nông dân”.
“Nông dân ở vùng cao Burundi rất dễ bị ảnh hưởng bởi giá hàng hóa cơ bản thay đổi. Trên hết, những người trung gian trong toàn bộ chuỗi cung ứng đối với những mặt hàng đó có lợi nhuận đáng kể, làm tăng giá cuối cùng cho người nông dân”.
Để giải quyết vấn đề này, BUGESTAL đã hợp tác với các cộng đồng địa phương để thành lập một chuỗi bán lẻ có tên “Akacu”, có nghĩa là “Của chúng tôi”. Các cửa hàng Akacu cung cấp các sản phẩm bán buôn cho cộng đồng địa phương, nhưng cũng thúc đẩy tinh thần kinh doanh tại địa phương. Họ được điều hành như một nhượng quyền thương mại, có nghĩa là lợi nhuận họ kiếm được vẫn nằm trong cộng đồng.
“Chúng tôi cung cấp cho các doanh nhân quy trình vận hành và thương hiệu, trang bị cho họ nội thất cơ bản và hệ thống CNTT để vận hành cửa hàng của họ và quan trọng nhất là chúng tôi sử dụng quy mô của mình để mặc cả giá cả cạnh tranh cho hàng hóa mà họ bán”. Là một phần của Tập đoàn Sucafina, BUGESTAL cũng mua hàng với giá thấp hơn và chuyển chiết khấu này cho nông dân.
Các cửa hàng của Akacu hiện được đặt độc quyền tại 9 trạm thuộc sở hữu của BUGESTAL và 13 trạm của đối tác. Mục tiêu là mở thêm 28 cửa hàng bên ngoài các trạm để tiếp cận đông đảo khách hàng nông thôn hơn vào cuối năm 2020, với 150 cửa hàng khác vào cuối năm 2021.
Justin nói: “Ý định của chúng tôi ở đây, từ quan điểm bền vững, là cố gắng giảm chi phí sinh hoạt cho nông dân. Nếu họ có thể mua các sản phẩm thực phẩm với giá chiết khấu, thì điều này có một số tác động đến nền kinh tế địa phương”. Về lý thuyết, sự tăng trưởng kinh tế này sau đó sẽ dẫn đến mức năng suất tăng lên.
ĐA DẠNG HÓA CÂY TRỒNG VÀ NGÂN HÀNG KỸ THUẬT SỐ Ở RWANDA
Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Phi, Rwanda là nơi sinh sống của khoảng 400.000 nông dân trồng cà phê quy mô nhỏ.
Tương tự như Burundi, có không ít doanh nghiệp bán lẻ đặt tại tất cả các trạm của Rwandan để tăng khả năng tiếp cận hàng hóa cơ bản. Tại các cửa hàng này, nông dân cũng có thể trực tiếp đổi trái cà phê lấy các sản phẩm khác.
Tuy nhiên, những cửa hàng này không chỉ chấp nhận cà phê của nông dân. Justin nói với tôi rằng nhiều nông dân trồng cà phê ở Rwanda cũng sản xuất ngô. Điều này duy trì sự ổn định tài chính của họ trong vụ cà phê trái mùa và sử dụng hiệu quả các thiết bị sẵn có.
Bắp ngô được phơi trên cùng luống cao được dùng để phơi cà phê. Điều này có nghĩa là các luống được tận dụng hết công suất quanh năm chứ không phải để trống hàng tháng trời khi trái vụ.
Cơ sở hạ tầng canh tác đang được sử dụng tối đa, giúp người nông dân có thêm thu nhập. Do đó, chi phí vận hành giảm đối với tất cả mọi người, bao gồm cả nông dân và Sucafina. Mọi người tiết kiệm tiền và mọi người đều có lợi.
Theo Darshit, “hầu hết nông dân trồng ngô ở Rwanda thu hoạch, sấy khô và bán vỏ ngô và / hoặc thông qua hợp tác xã”. Bằng cách đề nghị mua ngô ở các doanh nghiệp bán lẻ, Sucafina đa dạng hóa thu nhập và hỗ trợ người sản xuất ổn định hơn.
Một dịch vụ khác đang được thử nghiệm ở Rwanda thông qua Farmer Hub là một nền tảng ngân hàng trực tuyến mới dành cho nông dân. Khoảng 75 đến 80% tổng dân số ở Rwanda sử dụng điện thoại di động, nhưng nhiều nông dân vẫn không có khả năng sử dụng ngân hang điện tử. Hầu hết trong số họ sống ở vùng sâu, vùng nông thôn, trong khi các ngân hàng đều nằm xa hàng trăm dặm ở các thành phố của nước này.
Justin nói: “Ở Rwanda, chúng tôi đã chuyển đổi các trạm giặt thành ngân hàng đại lý.” Thông qua sáng kiến Farmer Hub, RWACOF đã hợp tác với Ngân hàng Cổ phần để tạo điều kiện cho ngân hàng đại lý tại các trạm này.
Điều đó có nghĩa là nông dân có thể đến các trạm sơ chế, mở tài khoản ngân hàng, gửi tiết kiệm, gửi tiền vào các tài khoản khác và rút tiền. Nó cũng cho phép nông dân tiếp cận tín dụng và thanh toán hoặc trả nợ bằng cách sử dụng trái cà.
Justin nói với tôi rằng, kể từ khi dự án bắt đầu, họ đã mở khoảng 14.000 tài khoản ngân hàng cho nông dân Rwandan.
Darshit nói: “Bước tiếp theo và khát vọng lớn là những người trồng trọt có thể tiếp cận các khoản vay để trang trải nông trại và cân đối chi phí cho nhu cầu tiền mặt trong mùa vụ trái vụ, như học phí, bảo hiểm y tế, giày dép, v.v.
“Bằng cách chia sẻ dữ liệu và đảm bảo bao tiêu, cuối cùng chúng tôi cũng đạt được tiến bộ trong việc tạo điều kiện cho các khoản vay này.”
PHÂN TÍCH ĐẤT KỸ THUẬT SỐ Ở KENYA
Cà phê ở Kenya được sản xuất bởi cả các trang trại nhỏ (khoảng 700.000) và các điền trang. Trong khi nông nghiệp trong nước đã phát triển một cách ổn định, vẫn có một số cách làm vẫn có thể được cải tiến. Một ví dụ là việc bón phân đúng cách. Bón phân tốt sẽ cải thiện năng suất và nâng cao lợi nhuận của trang trại.
Mette-Marie Hansen là Giám đốc điều hành của Kenyacof, thuộc Tập đoàn Sucafina. Cô nói: “Chúng tôi biết rằng hầu hết nông dân sản xuất nhỏ không biết chất lượng đất cũng như các thành phần dinh dưỡng trong đó. Bón phân sai cách thường gây lãng phí tiền bạc mà lại không đạt hiệu quả trong việc cải tạo chất lượng đất.”
Cô giải thích rằng bằng cách thử đất, Kenyacof có thể đề xuất các loại phân bón phù hợp để đảm bảo cây hấp thụ chất dinh dưỡng tối ưu. Điều này giúup đất màu mỡ hơn và năng suất trồng trọt cao và bền vững hơn.
Mette-Marie giải thích rằng Kenyacof cũng đã đưa ra sáng kiến sử dụng những người trẻ tuổi (trong độ tuổi lao động hợp pháp) từ các cộng đồng mà họ đại diện để thực hiện thử nghiệm đất. Cô cho biết kế hoạch này là biến nó thành một công việc toàn thời gian, không chỉ bao gồm các trang trại cà phê mà còn bao gồm các loại cây trồng và thức ăn chăn nuôi khác. Cô nói: “Số lượng nông dân mục tiêu vào năm 2020 là 5.000 người. Mục đích là để kiểm tra lại cùng một loại đất trong 12 tháng tới để đánh giá kết quả.
“Một ứng dụng (Kahawa Soil App) kết nối với máy quét và cung cấp báo cáo tình trạng đất. Báo cáo tình trạng đất có sẵn trên điện thoại thông minh của đại lý trong vòng 10 phút và cho biết mức tổng nitơ (N), tổng phốt pho (P) và kali có thể trao đổi (K) trong đất, cũng như mức độ pH, carbon hữu cơ, nhiệt độ đất và khả năng trao đổi cation”.
Vì tất cả dữ liệu được lưu trữ trên đám mây nên bộ phận nông học của họ sau đó có thể theo dõi cùng nông dân. Bằng cách hỗ trợ nông dân phân tích, chất lượng đất được cải thiện rõ rết, năng suất cây tròng tăng cao và mang lại lợi ích cho cả nhà xuất khẩu và nông dân.
Ngoài ra, khả năng phân tích đất của ứng dụng không chỉ giới hạn ở cà phê. Nó có thể được sử dụng cho các lĩnh vực nông nghiệp khác và các loại cây trồng khác nhau hoàn toàn. Vì ứng dụng có thể được sử dụng cho một số loại cây trồng khác nhau nên ứng dụng này có giá trị hơn nhiều đối với các nhà sản xuất. Điều này làm cho chi phí cơ hội của việc sử dụng ứng dụng thấp hơn nhiều.
Tất cả ba dự án này trên khắp Kenya, Burundi và Rwanda là một phần của một sáng kiến rộng lớn hơn có mục tiêu cuối cùng đơn giản: cải thiện việc sử dụng và hiệu quả cho các nhà sản xuất cà phê.
Justin nói: “Chúng tôi đã bắt đầu một năm trước và các cửa hàng đã rất bận rộn. Chúng tôi đang mua nhiều ngô và mở nhiều tài khoản ngân hàng.
“Bằng cách hướng các nguồn lực trở lại nông dân và trở lại cộng đồng, chúng tôi đang mở ra tiềm năng vô tận; chuỗi cung ứng mới và bền vững hơn cho cả hai bên cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực giúp cải thiện hạnh phúc của các gia đình”.
Số hóa cải thiện khả năng tiếp cận cho nông dân, trong khi các mô hình kinh tế tuần hoàn mang lại tác động tích cực cho mọi người. Khi cả hai được thực hiện, chúng mang lại lợi ích cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Nguồn: Perfect Daily Grind
Photo credits: Sucafina Specialty, RWACOF, Julio Guevara, Meklit Mersha, Photogenix Studio
Header image: Joel, a part of Sucafina Specialty’s agricultural outreach team, signs up farmers for the Sucafina digital platform
Please note: Sucafina Specialty is a sponsor of Perfect Daily Grind.
Link: https://perfectdailygrind.com/2020/09/circular-economy-models-and-digitalisation-in-the-coffee-sector/
Biên dịch: 43 Factory Coffee Roaster