Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê – Nguyên nhân và cách khắc phục
– TASTE THE ORIGIN –
Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê – Nguyên nhân và cách khắc phục là gì? Trong quá trình canh tác, cây cà phê có thể gặp phải sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh, vi khuẩn khác nhau làm ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng thậm chí là gây chết cây. Trong đó bệnh gỉ sắt tương đối phổ biến, khó lường, khó kiểm soát khiến bà con đau đầu. Cùng tìm hiểu về bệnh gỉ sắt trên cây cà phê để có cách phòng ngừa, khắc phục phù hợp nhé!
Nguồn gốc của bệnh gỉ sắt trên cây cà phê
Đến năm 1870, bệnh gỉ sắt mới chính thức được phát hiện. Tuy nhiên nhiều khả năng, trước đó, bệnh này có thể đã xuất hiện trên cây cà phê Arabica mọc hoang ở Châu Phi. Những ảnh hưởng của dịch bệnh được phát hiện lần đầu vào năm 1850 ở Ceylon (nay là Sri Lanka). Đợt dịch gỉ sắt lớn đã tàn phá cà phê và khiến chúng bị thay thế bằng trà tại hòn đảo này.
Từ Ceylon, bệnh gỉ sắt đã lan sang hầu hết các quốc gia trồng cà phê trên toàn thế giới. Lần đầu tiên là từ năm 1870 đến 1920 qua các vùng cà phê của khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Lần thứ hai dịch bệnh có mặt ở các quốc gia Châu Phi vào những năm 1950 và 1960, và lần cuối cuối cùng, gỉ sắt có thể đã theo các luồng gió, vượt qua Đại Tây Dương đến khu vực Mỹ La Tinh và tấn công bang Bahia, Brazil vào những năm 1970 – 1980. Mặc dù Brazil đã có những nỗ lực tốt nhất để kiểm soát mầm bệnh, nhưng nó đã lan rộng khắp miền trung và Nam Mỹ trong khoảng 15 năm sau đó.
Nguyên nhân gây nên bệnh gỉ sắt
H. vastatrix là loại nấm gây ra bệnh gỉ sắt trên cây cà phê
Tác nhân gây ra bệnh gỉ sắt chính là nấm. Chúng xâm nhập vào cây và tạo ra các cụm bã gỉ ở mặt dưới lá và các cơ quan khác của cây. Nấm gây ra bệnh gỉ sắt rất đa dạng, wikipedia đã ước tính có 168 chi nấm với khoảng 7.000 loài. Mỗi loại trong số này chỉ ký sinh bắt buộc với một loại vật chủ nhất định. Chẳng hạn như nấm Puccinia kuehnii gây ra gỉ sắt trong cây mía; P. sorghi gây bệnh trên cây ngô; Và H. vastatrix chỉ gây bệnh trên cà phê. H. vastatrix là nấm ký sinh bắt buộc, có nghĩa là nó tồn tại bằng cách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ một vật chủ sống là cây cà phê. Hầu hết các giống cây cà phê Arabica đều rất nhạy cảm với loại nấm này.
Khi nấm gây bệnh gặp thời tiết với nhiệt độ thuận lợi (15 – 35 độ C) sẽ phát triển mạnh mẽ, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Ngoài ra, gió, nước và côn trùng cũng là những tác nhân khiến bệnh lây ra nhanh chóng hơn.
Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê
Cây cà phê có thể trở thành đối tượng tấn công của nấm bệnh khiến lá khô, vàng, có nhiều đốm nâu. Bệnh lâu ngày khiến cây còi cọc, khó phát triển, không đảm bảo quá trình kết trái.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển bệnh gỉ sắt trên cây cà phê
Bệnh gỉ sắt có mặt ở khắp hầu hết các nơi trồng cà phê. Điều này có nghĩa là nó chỉ phát triển mạnh trong một điều kiện khí hậu và môi trường cụ thể. Trong đó yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm H. vastatrix là độ ẩm tự do. Nguyên nhân bởi vì nước rất cần thiết cho sự nảy mầm và phát tán của bào tử nấm, nên mùa mưa thường là đỉnh điểm xảy ra dịch bệch.
Nhiệt độ là yếu tố thứ 2 có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh gỉ sắt trên cây cà phê. ếu quá lạnh (dưới 15°C), các bào tử sẽ không thể nảy mầm và tương tự như vậy, nếu trời quá ấm (hơn 35°C) thì nấm phát triển chậm. Nhiệt độ tối ưu nhất cho sự tăng trưởng và tăng sinh của rỉ sắt là từ 21-25°C (Nutman et al. 1963).
Ngoài ra, mặc dù vẫn còn tồn tại các ý kiến trái chiều nhưng có nhiều chuyên gia cho rằng ánh sáng cũng có thể thay đổi cách nấm ảnh hưởng đến cây cà phê. Mặt dưới của lá nơi không tiếp xúc trực tiếm với ánh mặt trời (ánh sáng cường độ cao) đã được chứng minh là dễ bị rỉ sét hơn, và với các lá đã bị nhiễm bệnh, ánh sáng có thể làm thay đổi tốc độ phát triển của nấm.
Hậu quả bệnh gỉ sắt gây ra cho cây cà phê
Lá cây cà phê bị nấm tàn phá
Khi nấm lần đầu tiên xâm chiếm trên cây cà phê sẽ gây ra sự đổi màu nhẹ ở mặt dưới của lá. Những đốm màu này nhanh chóng chuyển sang màu vàng, sau đó hình thành một lớp “bụi” màu cam – tức các bào tử trưởng thành. Khi các đốm gỉ sắt to dần và chiếm phần lớn diện tích lá sẽ làm suy giảm khả năng quang hợp, trao đổi chất dẫn đến lá rụng sớm. Trong trường hợp nghiêm trọng, nấm có thể xuất hiện trên chồi non hoặc quả. Tuy nhiên giới nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những lá già có khả năng kháng mầm bệnh tương đối cao nấm và H. vastatrix thường không gây chết cây hoàn toàn.
Một cây cà phê có thể mất một lượng lá đáng kể khi bị tấn công bởi H. vastatrix. Nếu số lượng lá giảm nhiều, cây không có khả năng duy trì chu trình trao đổi chất thông qua quá trình quang hợp và tích lũy dưỡng chất (hoặc các tài nguyên thích hợp) cho quá trình nuôi quả. Sự tổn thất này khó có thể được tính toán một cách chính xác. Tùy từng quốc gia, nó có thể dao động trong khoảng 15-80%. Theo Wikipedia, ở Ceylon (nơi đầu tiên phát hiện dich bệnh), sản lượng cà phê của vùng đã giảm 75%.
Làm thế nào để khắc phục bệnh gỉ sắt trên cây cà phê?
Không có một giải pháp nào có thể kiểm soát H. vastatrix nhanh chóng bởi khả năng sinh sản của nó vô cùng mạnh mẽ. Các hóa chất như propiconazole, tridimenol, tridemfon và đồng oxychloride cũng chỉ góp một phần khả năng vào việc diệt nấm. Tuy nhiên việc sử dụng hóa chất lại gây nên các mối lo về sức khỏe, môi trường. Do vậy, cần có một biện pháp bền vững và thân thiện hơn. Một trong số đó có thể kể đến là việc tận dụng sự có mặt của các vi khuẩn và nấm sẵn có trong hệ sinh thái cà phê để sử dụng làm chất diệt khuẩn tiềm năng chống lại H. vastatrix. Các chủng vi khuẩn như Pseudomonas putida, Bacillus megaterium và B. thuringiensis đã được cô lập nhằm và cho thấy mức độ đối kháng đầy hứa hẹn về việc chống lại loại nấm bệnh này.
Nhân giống kháng bệnh
Vào năm 1911 ở Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đã cho ra giống Kent. Tuy nhiên sau 10 năm canh tác thì giống này đã bị giảm sút hiệu quả nhanh chóng. Việc này còn dẫn đến hiện tượng có nhiều loại nấm mới phát sinh.
Thành lập trung tâm nghiên cứu
Để giải quyết nỗi lo về bệnh gỉ sắt, chính phủ Hoa Kỳ và Bồ Đào Nha ra sức hỗ trợ tài chính cho việc thành lập Trung tâm nghiên cứu cà phê (CIFC) vào năm 1950. ừ năm 1955, CIFC đã tiếp nhận và mô tả đặc tính của bệnh gỉ sắt cà phê và cung cấp các chương trình nhân giống cùng với hoạt động đào tạo khoa học kỹ thuật. Một trong những kết quả thực tế đầu tiên của CIFC là chứng minh rằng tất cả các giống cây trồng được trồng tại thời điểm đó ở Mỹ la Tinh (bao gồm Typica, Caturra, Mundo Novo và Bourbon) đều dễ mắc bệnh gỉ sắt.
Năm 1927, họ lần đầu khám phá ra Quần thể Hibrido de Timor (hay Timor Hybrid) tại đảo Timor mang đến nguồn gen chống bệnh gỉ sắt. ác cây Timor đã được chứng minh là con lai tự nhiên giữa Arabica và Robusta, với sức đề kháng đối với tất cả các chủng loại rỉ sắt được biết đến vào thời điểm đó. Năm 1960, CIFC bắt đầu một chương trình nhân giống nhằm chuyển sức đề kháng từ Timor sang các giống Arabica khác; Caturra và Villa Sarchi đã được lai chéo tại CIFC để đã tạo ra các quần thể Catimor và Sarchimor, tương ứng. Những quần thể này, sau đó được phát triển ở Colombia và Brazil và trở thành gốc chính của các giống kháng bệnh.
Trên đây, chuyên mục Tin tức vừa gửi đến bạn đọc thông tin về tình trạng bệnh gỉ sắt trên cây cà phê. Loại nấm này là kẻ thù “đáng gờm” với các cây cà phê khiến chúng mất đi năng suất, chất lượng.
Tìm hiểu thêm về cà phê đặc sản tại XLIII Coffee.
Bài viết liên quan:
– Cơn khát cà phê tại Trung Quốc có thúc đẩy giá cà phê tăng cao?
– Tại sao barista xịt nước lên hạt cà phê trước khi pha chế espresso?
– Tiêu thụ cà phê toàn cầu 2023/24 như thế nào khi mức tiêu thụ 2022/23 giảm mạnh?