Trải nghiệm hoàn hảo hơn cùng Hunter Subscription

Cách cà phê thay đổi thế giới

Hơn năm thế kỷ trước, khi cà phê còn là loại cây trồng bản địa ở vùng lãnh thổ Đông Phi của Ethiopia và Yemen, các giáo sĩ Sufi từ Ả Rập đã sử dụng loại đồ uống này, với mục đích tương tự như mọi người uống ngày nay – để tăng cường sự tỉnh táo. Mục tiêu của họ lúc đó, là để đạt được tâm thức thiêng liêng trong những lời cầu nguyện lúc nửa đêm.

 

Cà phê dần trở thành hàng hóa phổ biến

 

Trên con đường dài hàng thế kỷ để trở thành hàng hóa được giao dịch phổ biến thứ hai trên toàn thế giới (sau dầu mỏ) và là thức uống toàn cầu, cà phê là công cụ để xây dựng các đế chế và thúc đẩy một cuộc cách mạng công nghiệp. Đôi khi nó là động lực che giấu đằng sau sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân, chế độ nô lệ và nội chiến đẫm máu. Theo thời gian, cà phê đã thay đổi cách mọi người sống, làm việc và tương tác.

C

Sau khi lan sang vùng Cận Đông, Bắc Phi và Địa Trung Hải, việc buôn bán cà phê đã đến châu Âu vào thế kỷ 17. Khi đồ uống này ngày càng phổ biến, các đế chế nhận ra rằng họ có thể tự trồng cà phê bằng cách sử dụng lao động nông dân và nô lệ ở các thuộc địa xa xôi của họ. Vào thế kỷ 18, các nhà lãnh đạo Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha và Hà Lan đã biến cà phê trở thành một trong những cây trồng mang lại lợi nhuận hàng đầu cho người thuộc địa, cùng với đường, bông và thuốc lá.

Từ Indonesia đến châu Mỹ Latinh và vùng Caribe, những người lao động nô lệ bị buộc phải trồng cà phê trên các đồn điền thuộc địa. Thuộc địa St. Dominique thuộc vùng Caribe của Pháp đã cung cấp 2/3 sản lượng cà phê của thế giới vào cuối những năm 1700 cho đến khi các đồn điền trên đảo bị đốt cháy và các chủ sở hữu bị thảm sát trong Cách mạng Haiti năm 1791. Thậm chí, người Bồ Đào Nha còn sử dụng nhiều lao động nô lệ hơn nữa để tạo ra Brazil nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Brazil, quốc gia đưa số lượng nô lệ lớn nhất đến Tân Thế giới và là quốc gia cuối cùng ở Tây bán cầu bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1888, đã biến cà phê trở thành trung tâm của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng cũng như cấu trúc chính trị và xã hội của quốc gia này.

 

Sự ra đời của các quán cà phê tạo ra những cuộc tranh luận công khai

 

Các quán cà phê lần đầu tiên xuất hiện ở Đế chế Ottoman, nơi những người theo đạo Hồi, kiêng rượu, không cần phải tụ tập trong quán rượu. Qua nhiều thế kỷ và trên khắp thế giới, các quán cà phê đã trở thành chìa khóa để thiết lập cái mà một số triết gia gọi là “không gian công cộng”, từng bị giới tinh hoa thống trị, dần trở thành không gian quần chúng, phổ biến rộng rãi hơn với mọi người.

Cà phê là gì? Tinh hoa của nghệ thuật thưởng thức cuộc sống

Quay trở lại thế kỷ 16, người Thổ Nhĩ Kỳ – những người đã truyền bá cà phê khắp thế giới Hồi giáo và sau đó đến châu Âu – đã cố gắng đóng cửa các quán cà phê, chỉ để vấp phải sự phản đối của đám đông ủng hộ cà phê buộc họ phải mở cửa trở lại. Quán cà phê là nơi chung duy nhất mà đàn ông có thể tụ tập và thảo luận về tin tức đương thời, tôn giáo, chính trị và buôn chuyện phiếm, trong khi vẫn tránh khỏi con mắt giám sát của các cơ quan tôn giáo hoặc nhà nước.

Rate this post